Những loại rau củ giải nhiệt cực tốt

( PHUNUTODAY ) - Bổ sung những loại rau củ này trong mùa hè vừa giúp tăng cường vitamin, khoáng chất mà còn có tác dụng giải nhiệt cơ thể.

Rau má

Loại rau này có vị đắng, hơi ngọt, tính mát; tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng, lợi tiểu, bổ gan, điều hòa phủ tạng.

Vào mùa hè, bạn có thể xay rau má với đường để làm nước giải khát hoặc có thể dùng làm rau sống, muối dưa, luộc hoặc nấu canh đều được.

Rau muống

Theo Đông y, rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng giải độc. Loại rau này chứa nhiều nước, chất xơ, protein, vitamin C, E và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Rau muống luộc, nước canh vắt chanh hoặc cho sấu là món ăn giải nhiệt mùa hè dân dã.

Tuy nhiên những người bị bệnh gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, huyết áp cao nên hạn chế ăn ăn rau muống. Người đang có vết thương ngoài da cũng nên tránh ăn loại rau này vì nó có thể gây ra sẹo lồi.

Người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc bị đau xương khớp, viêm, đau nhức cũng nên hạn chế ăn rau muống.

Rau muống có tác dụng thanh nhiệt, là món ăn quen thuộc với các gia đình Việt trong mùa hè.

Rau muống có tác dụng thanh nhiệt, là món ăn quen thuộc với các gia đình Việt trong mùa hè.

Bí đao

Quả bí đao có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt. Bạn có thể dùng bí đao nấu canh. Đây là món ăn được ưa chuộng vào ngày hè. Nước bí đao ép cũng có tác dụng giải nhiệt, giảm cân được nhiều chị em yêu thích.

Vỏ bị đáo nấu cùng vỏ dưa hấu lấy nước có thể uống thay trà.

Rau diếp cá

Rau diếp cá có vị chua, mùi hơi tanh. Những người không quen sẽ cảm thấy loại rau này khó ăn. Tuy nhiên, diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm thích hợp sử dụng vào ngày hè. Ngoài ra, diếp cá còn chứa lượng chất xơ cao, có lợi cho tiêu hóa, trị táo bón.

Ăn rau diếp cá còn giúp chị em giảm cân, giữ dáng, tốt cho người thiếu máu.

Bạn có thể ăn diếp cá như một loại rau sống hoặc xay lấy nước pha thêm đường để uống.

Củ mã thầy

Củ mà thầy có vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng thanh nhiệt, phòng các bệnh nhiệt như viêm môi miệng, viêm hô hấp, viêm dạ dày, ruột... Loại củ này còn được dùng để trị chứng lưỡi đỏ tấy, miệng khô, họng rát, táo bón... Khi ăn sống cần gọt sạch vỏ hoặc có thể ép lấy nước uống giải khát.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn