4 đặc điểm nhận biết bản chất của 1 người, không thể không xem qua

15:38, Thứ tư 30/01/2019

( PHUNUTODAY ) - Một người dù có giỏi che đậy đến đâu cũng khó che giấu được bản chất bằng những cách này.

Quyết định tại thời điểm phải đối mặt với lợi ích

Con người ai ai cũng có phần thích được hưởng lợi, chỉ là mức độ nhiều ít khác nhau. Khi đối mặt với lợi ích, nhiều người sẽ rũ bỏ lớp ngụy trang của mình để hiển lộ ra bản chất thật. Do đó, đây là một trong những thời điểm tốt nhất để đánh giá người khác.

Nếu một người nào đó sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà gạt bỏ lương tâm, gạt bỏ tình thân, thậm chí từ bỏ cả đạo nghĩa, thì người như vậy có ai còn dám tin tưởng hay không? Tốt nhất là vẫn nên tránh xa người như vậy. Nếu không một khi có xung đột ảnh hưởng đến lợi ích với người đó, bạn nhất định sẽ cảm thấy thất vọng và thương tâm!

Còn nếu một người khi đối diện với lợi ích, không bỏ đi các nguyên tắc nội tâm, nhất mực kiên định với đạo đức tín ngưỡng, có thể luôn coi trọng quan hệ gia đình, người này nhất định không phải kẻ tiểu nhân coi lợi ích trên hết, chắc chắn sẽ có một lựa chọn đáng tôn trọng trong mọi tình huống.

co-nhan

“Khoảng cách” giúp nhìn ra độ trung thành

Để nhận biết một người có trung thành với mình hay không, có thể dùng cách “xa lánh” một cự ly thích hợp là sẽ biết rõ. Khoảng cách là thước đo mối quan hệ tốt xấu của hai người, có thể giúp hiểu nhau hơn. Nếu như tình cảm giữa hai người đủ mạnh, có cùng mục tiêu và sự giống nhau về lý tưởng thì mối quan hệ giữa họ sẽ không bị trói buộc bởi khoảng cách và thời gian.

Ngược lại, nếu như mối quan hệ giữa hai người duy trì dựa vào lợi ích và địa vị thì lâu dần, khoảng cách sẽ kéo họ ra xa nhau, mối quan hệ cũng tự nhiên trở nên không thân thiết nữa.

“Thân cận” giúp nhìn ra giáo dưỡng

Cố ý tiếp cận gần gũi và quan sát có thể thấy một người có phải là có giáo dưỡng hay không. Điều mà người ta gọi là “lâu ngày mới biết được lòng người” chính là hai người ở cùng một chỗ lâu ngày sẽ hiểu hết về ưu điểm, khuyết điểm và cách giáo dưỡng của đối phương. Ngay cả trong cách nói chuyện có thể quan sát lời nói của người đó có thô tục, cử động bất nhã, có lễ phép hay không sẽ biết được người đó có giáo dưỡng hay không.

Hai người kết giao nhiều năm, mối quan hệ sẽ trở nên ngang hàng bình đẳng. Trong mối quan hệ bình đẳng, lễ phép, tu dưỡng, kiến thức của một người có thể càng hiện rõ ra trước mặt đối phương. Nếu như trong kết giao nhiều năm, một người luôn cung kính, luôn khiêm tốn đối đãi với mọi người thì người đó đáng giá để kết bạn!

1018428201_o-656x353

Cách đối đãi với những người có địa vị thấp hơn họ

Đối với người trên không khúm núm, đối với người dưới không kiêu ngạo – đây nhất định là hành xử của một người có phẩm chất tốt.

Nếu một người luôn xu nịnh tâng bốc người trên, lại coi thường khinh miệt người dưới, thì cá nhân đó hẳn là không có đạo đức tu dưỡng tốt và chúng ta không nên giao thiệp thân cận với họ. Những người có đạo đức giáo dưỡng, thì đối với bất kỳ cá nhân nào đều luôn tôn trọng, ngay cả khi giao tiếp với những ai có địa vị thấp kém hơn, họ cũng sẽ không tỏ ra kiêu ngạo.

Phàm là những người phẩm chất cao quý, thảy đều không khuất phục trước quyền uy, không nhượng bộ trước quyền thế mà luôn bảo trì khí tiết. Lý Bạch từng nói: “Dễ đâu cúi đầu gãy lưng phụng quyền quý, Khiến ta chẳng được mặt mày tươi.” Đó quả thực là một tinh thần đáng trân trọng!

Nhìn chung, con người khi đối diện với những người có địa vị thấp kém hơn thường dễ nảy sinh cảm giác thấy bản thân mình vượt trội hơn. Nhưng nếu như có thể buông bỏ loại tâm này, không tỏ ra mình lợi hại hơn đối phương, thì ngược lại càng được tôn trọng. Người như vậy chắc hẳn luôn biết giữ chừng mực, có thiện ý, đáng tin cậy và đáng để kết bạn!

Thái độ đối xử với cha mẹ

Không ít người thường có thói quen thể hiện điểm tốt ra bên ngoài với người khác, trong khi với người nhà thì dễ bộc lộ những thói quen xấu hơn. Đây là điều hết sức bình thường theo tâm lý học. Vì vậy, những ai luôn đối xử ôn nhu, hòa ái và lễ độ với những người thân cận nhất, thì đó quả là một người đáng khâm phục!

Trong Luận Ngữ có câu chuyện kể như sau: Tử Hạ hỏi đức Khổng về đạo hiếu. Đức Khổng Tử nói: “Giữ sắc mặt tươi tỉnh thật khó lắm thay! Khi có việc, con em hết lòng phụng sự, có cơm rượu mời cha anh xơi trước, người ta đều làm như vậy, há có thể coi là hiếu chăng?”

Câu chuyện này nói với chúng ta rằng khi đối xử với cha mẹ, điều quan trọng nhất là thái độ, khó làm nhất cũng là thái độ, nhìn chung phải luôn chú ý tu dưỡng về vấn đề thái độ. Càng là những người gần gũi thân thiết với mình thì lại càng nên cố gắng giữ thái độ hòa nhã dễ chịu nhất có thể!

Những ai có thể làm được như vậy, nhất định là người khiêm tốn lịch sự, có giáo dưỡng, có trách nhiệm, nhất định sẽ được những người khác yêu mến, tin tưởng và muốn giao du.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc