1. Kiên nhẫn lắng nghe người khác
Hemingway đã nói: “Chúng ta phải mất hai năm để học nói, nhưng phải mất sáu mươi năm để học cách im lặng”.
Bởi v, đôi khi bạn sẽ thấy rằng càng nói thì chúng ta càng xa nhau và càng có nhiều mâu thuẫn. Trong giao tiếp, phải mất rất nhiều thời gian để học cách im lặng.
Hầu hết mọi người luôn mong muốn thể hiện bản thân và nói thật nhanh nhưng họ lại không hiểu người đối diện chút nào.
Mọi người đều mong muốn ý kiến và lời nói của mình được coi trọng, điều này khiến cho đa số mọi người đều vô tình nói rất nhiều, không chỉ để bày tỏ bản thân mà còn tìm kiếm sự chấp thuận của người khác.
Nhưng có rất ít người có thể lắng nghe cẩn thận mọi việc từ đầu đến cuối. Người có giáo dưỡng sẽ ân cần hơn, họ sẽ hiểu được tâm tư của người khác khi nói chuyện nên kiên nhẫn hơn, và cuộc nói chuyện sẽ thành công tốt đẹp.
2. Đặt lợi ích chung lên hàng đầu khi gặp vấn đề
Dù phải chịu thiệt thì người có giáo dưỡng cũng sẽ có tấm lòng bao dung khi nhìn nhận tình hình tổng thể.
Nói một cách khác, điều đó có nghĩa là họ biết nhìn vào vấn đề chung, khi gặp chuyện gì, điều họ quan tâm đầu tiên không phải là được hay mất cá nhân mà là lợi ích tập thể.
Những người có giáo dưỡng sẽ không quan tâm đến những điều nhỏ nhặt, và những điều tầm thường đó sẽ khó có thể cản trở khả năng phán đoán của họ về tình hình chung.
3. Tử tế, khiêm tốn và lịch sự
Nói về lòng tốt, từ lâu đã có câu nói rằng: “Nhân thiện bị nhân khi, mã thiện bị nhân kỵ”, nghĩa là: "Người lành tất bị người bắt nạt, ngựa lành ắt bị người ta cưỡi liền”.
Vì vậy, số người thực sự có thể đối xử tốt với người khác lại càng ít hơn. Thực ra không phải mọi người không muốn làm điều tốt, mà là con đường làm điều tốt này bị một số ít người lợi dụng, nên dần dần con đường đó bị thu hẹp lại.
Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến việc chúng ta muốn trở thành một người có giáo dưỡng tốt và tử tế với người khác.
Trần Đạo Minh từng nói: “Giáo dưỡng và văn hóa là hai thứ khác nhau. Một số người rất có văn hóa nhưng rất ít giáo dưỡng. Một số người không có trình độ học vấn và kiến thức cao nhưng họ lại có giáo dưỡng và tử tế với người khác”.
Người có giáo dưỡng thì dễ đồng cảm với khó khăn của người khác hơn, họ khiêm tốn và nhã nhặn với người khác, luôn quan tâm đến mọi người, thậm chí đôi khi để bản thân chịu thiệt thòi và cố gắng không để người khác bị ảnh hưởng.
4. Sự đồng cảm
Sự giáo dưỡng lớn nhất của một người là không dễ dàng gây rắc rối cho người khác.
Hiện nay nhiều người có nguyên tắc sống là không muốn tự chuốc lấy phiền phức mà chỉ muốn làm phiền người khác vì lợi ích của mình, những người như vậy bề ngoài có vẻ thông minh nhưng thực chất lại là kẻ ngốc nghếch. Bạn phải biết rằng không ai thích tiếp xúc lâu dài với một người luôn gây rắc rối cho mình như vậy.
Sống có trách nhiệm là điều mà mỗi người trưởng thành cần học hỏi và hoàn thiện bản thân mỗi ngày, chỉ khi một người biết tôn trọng quy củ của gia đình thì mới không dễ dàng đổ trách nhiệm của mình cho người khác.
Có câu nói rằng: “Người có giáo dưỡng khi mở cửa sẽ nhìn lại về phía sau, khi cầm kéo sẽ chĩa đầu nhọn về phía mình, khi cùng với người khác thì luôn cố gắng hết sức để khiến người khác cảm thấy thoải mái”.
Chỉ khi nhìn nhận sự việc từ vị trí của người khác, bạn mới có thể hiểu rõ hơn tâm trạng của người khác, khiến người khác thuận lợi thực ra là đang mở ra con đường cho chính mình. Bởi sự đồng cảm không chỉ là giáo dưỡng của một người mà còn là trí tuệ vĩ đại trong cuộc sống.