4 điều thú vị về Quốc Kỳ Việt Nam: Ai cũng nên biết bởi thật đáng tự hào

19:46, Thứ hai 13/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Quốc Kỳ Việt Nam là một biểu tượng đáng tự hào cả dân tộc ta, hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

 

Lần đầu tiền Quốc Kỳ xuất hiện

Theo như sử sách ghi lạ thì lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp (23-11-1940). Đây chính là lần đầu tiên Quốc Kỳ của nước ta xuất hiện. 

Người vẽ Quốc Kỳ Việt Nam là ai?

Người vẽ ra lá cờ đỏ sao vàng – Quốc kỳ Việt Nam là Liệt Sĩ Nguyễn Hữu Tiến sinh ngày 5-3-1901 Quê ở Hà Liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến người vẽ lá cờ đỏ sao vàng. Chính vì vậy, đây chính là người đã tạo nên Quốc Kỳ cho Việt Nam.

Những điều thú vị về Quốc Kỳ Việt Nam

Những điều thú vị về Quốc Kỳ Việt Nam

Quốc Kỳ Việt Nam được chính thức công nhận từ khi nào?

Theo thông tin ghi lại thì từ tháng 5-1941 tại Khui Nậm, Cao Bằng, Lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị Trung ương VIII quyết định thành lập tổ chức Việt Nam độc Lập đồng minh – đoạn mở đầu chương trình Việt Minh ghi rõ: “Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ”. Đây là văn bản đầu tiên, chính thức quy định Quốc kỳ của nước Việt Nam là cờ đỏ sao vàng.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: “Quốc kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.

Những điều bạn chưa biết về Quốc Kỳ Việt Nam

Những điều bạn chưa biết về Quốc Kỳ Việt Nam

Ý nghĩa của Quốc Kỳ Việt Nam

Theo đó, tại khoản 1 Điều 13 Hiến pháp 2013 quy định Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

Ý nghĩa đặc biệt của lá cờ với nền màu đỏ tượng trưng cho màu của cách mạng, máu của các anh hùng, ngôi sao vàng tượng trưng cho linh hồn dân tộc và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp tham gia cách mạng sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết kháng chiến.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Min Min
Từ khóa: