Khoai tây ăn cùng trứng gà
Khoai tây và trứng gà là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Khi kết hợp với nhau chúng dễ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu gây ra béo phì. Từ đó, làm tăng nguy cơ bị các bệnh về tim mạch.
Ăn khoai tây mọc mầm
Hàm lượng chất solanine và chaconine này trong củ khoai tây bình thường rất ít, 100 gr khoai mới có 10 mg nên không thể gây ra tình trạng ngộ độc. Tuy nhiên, khi khoai tây đã mọc mầm thì lượng chất này tăng cao.
Đây là hai loại của chất độc glycoalkaloids (glycoalkaloids là hợp chất hóa học độc hại có thể được tìm trong lá, thân và mầm khoai tây nếu để lâu). Nếu ăn phải glycoalkaloids sẽ khiến bạn bị chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê, tử vong.
Bảo quản trong tủ lạnh
Khoai tây nên bảo quản trong túi giấy, để ở nơi thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời. Khi để khoai tây trong tủ lạnh, dưới 7 độ C, tinh bột trong khoai tây sẽ chuyển thành đường. Củ khoai thường bị nhũn và héo đi. Lúc này, khoai không còn giữ được hương vị tươi ngon như lúc ban đầu.
Ăn củ có vỏ màu xanh
Khi mua, bạn nên tránh lấy những củ có vỏ màu xanh. Đó chính là chất diệp lục. Tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng nó là dấu hiệu cho tháy củ khoai đã tiếp xúc với ánh sáng quá nhiều. Những củ khoai tây như vậy sẽ chứa chất độc tự nhiên là solanine. Chất này sinh ra do cơ chế phòng vệ tự nhiên của khoai tây nhằm tránh nấm và sâu bệnh, kể cả lúc bị dập.
Do đó, khi thấy củ khoai tây có vẻ màu xanh, tốt nhất là không mua. Hãy chọn những củ có vỏ màu nâu, không dập nát.
Những đối tượng nên cẩn trọng khi ăn khoai tây
Người mắc bệnh tiểu đường: Khoai tây có thể làm tăng chỉ số đường huyết và đẩy mạnh sản xuất insulin. Do đó, người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều khoai tây.
Phụ nữ mang thai cũng không nên ăn nhiều khoai tây vì loại củ này có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
Người đang ăn kiêng: Ăn khoai tây trong lúc ăn kiêng sẽ làm hạn chế hàm lượng dinh dưỡng. Cơ thể sẽ không hấp thụ được vitamin A, E, K hoặc canxi, selen vì khoai tây không chứa hoặc chứa rất ít các chất này.