Virus viêm gan B thực sự lây qua con đường nào?
Đường lây truyền viêm gan siêu vi B gần giống HIV các mẹ ạ, gồm 3 đường: Máu, quan hệ tình dục, mẹ sang con. Tuy nhiên, các mẹ xin hãy lưu ý thật kỹ nè: Virus viêm gan B có thể lây truyền qua việc dùng chung những dụng cụ có khả năng vấy máu từ người bệnh như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng (nếu bị chảy máu miệng, chân răng).
Virus viêm gan B cũng lây qua vết trầy xước, dụng cụ xăm mắt, xăm môi, xăm người, xỏ lỗ tai không được khử trùng đảm bảo. Đặc biệt, chị em nào thường hay đi làm đẹp mà có đụng tới dao kéo, kim chỉ ở những nơi không uy tín, mất vệ sinh thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao.
Triệu chứng nào “tố cáo” bạn mắc viêm gan B
Mệt mỏi, chán ăn
Người bệnh viêm gan B thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong người, cơ thể suy nhược, mất tập trung, khó khăn trong việc kiểm soát lời nói và hành động, thường lặp đi lặp lại, người bệnh gặp khó khăn ngay cả trong những sinh hoạt thường ngày.
Ngoài ra, nhiều trường hợp có dấu hiệu ăn không ngon miệng, chán ăn, lười vận động. Triệu chứng này xuất hiện ở hầu hết người bị viêm gan B và tùy vào cơ địa mỗi người và tình trạng bệnh mà biểu hiện ở mức độ khác nhau.
Sốt
Khi các chất độc tích tụ bên trong dồn vào máu hoặc tế bào gan bị hoại tử bắt đầu phát triển thì cơ thể sẽ có phản ứng sốt. Giai đoạn những ngày đầu phát bệnh, người bệnh thường sốt nhẹ. Nếu như bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính thì có thể xuất hiện hiện tượng sốt kéo dài, nhất là vào buổi chiều.
Mất ngủ
Tình trạng thường xuyên mất ngủ là một trong những triệu chứng viêm gan B. Trường hợp mất ngủ kéo dài có thể kéo theo nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác, đồng thời mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi về cả tinh thần lẫn thể chất, dễ hình thành thói quen ăn đêm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Rối loạn tiêu hóa
Khi gan bị tổn thương nghiêm trọng, nó không thể khử hoạt tính của chất độc đến từ đường ruột dẫn đến tình trạng các chất độc bên trọng tụ lại ở máu, điều này khiến cho thần kinh cơ hoành và thần kinh phế vị bị kích thích hưng phấn cao dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Viêm gan B nguy hiểm như thế nào?
Theo em được biết, cứ khoảng 30 giây lại có người bị bệnh viêm gan B cướp đi sinh mạng. Thực sự là kinh hoàng! Khi nhiễm virus viêm gan B, phần lớn chị em không có triệu chứng, hoặc biểu hiện mờ nhạt như: vàng da, mệt mỏi, đau hạ sườn phải, nước tiểu sẫm màu, chán ăn, sợ mùi thức ăn, nhất là những thức ăn nhiều béo và nhiều đạm (trứng, thịt, cá).
Nếu không được theo dõi và điều trị đúng, chị em bị nhiễm virus viêm gan B sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan. Đặc biệt trẻ nhỏ mà bị nhiễm bệnh thì 90% sau này sẽ trở thành người mang bệnh mãn tính, kéo dài nhiều năm. Cuối cùng cũng là như xơ gan cổ trướng, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, ung thư gan. Cực kỳ nguy hiểm!
Làm gì để phòng được viêm gan B?
Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh.
Chị em viêm gan B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường xuyên từ 3 đến 6 tháng một lần tại cơ sở y tế có dịch vụ xét nghiệm và siêu âm gan.
Người lành không dùng chung các vật dụng có nguy cơ dính máu chung với người nhiễm viêm gan B như dao cạo râu, bàn chải đánh răng.
Không xăm mắt, môi, phẫu thuật thẩm mỹ tại những cơ sở không đảm bảo an toàn.
Trước khi kết hôn cần đi xét nghiệm, nếu vợ hoặc chồng nhiễm virus viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch để tiêm phòng trước khi phát sinh quan hệ tình dục.