5 thói quen khiến nhiều người khó chịu
Bận rộn nhưng không vội vã
Không giống suy nghĩ của nhiều người, việc lười biếng nằm ì một chỗ chẳng đem lại vui vẻ gì cho cam. Thay vì thế, làm việc có mục tiêu và có đam mê sẽ đem lại nhiều năng lượng cho cuộc sống hơn.
Tuy nhiên, cũng đừng quá ôm đồm. Khi nào bạn cảm thấy quá tải, hãy biết cách từ chối và tập trung vào hoàn thành những công việc trọng yếu. Bạn nhiệt tình và giàu năng lượng, nhưng hãy biết đặt năng lượng đó vào những việc cần thiết thay vì ôm lấy tất cả rồi tự mình cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.
Duy trì 5 mối quan hệ thân thiết
Theo một nghiên cứu của ĐH Harvard, họ thấy rằng những mối quan hệ thời trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như tâm lý của người cao tuổi (nhóm nghiên cứu người trên 75 tuổi). Cụ thể là: Những người có duy trì được những mối quan hệ thân thiết thường khỏe hơn và vui vẻ hơn.
Nhưng vì sao lại là 5 mối quan hệ?
Thực ra thì con số cũng chỉ là tượng trưng, vì 5 mối quan hệ là vừa đủ để bạn quan tâm đúng mực. Còn nếu có hơn cũng không sao, quan trọng vẫn là chất lượng của mối quan hệ ấy ra sao.
Không phụ thuộc vào những nhìn nhận bên ngoài
Không ai có thể phủ định, tất cả chúng ta đều có những tự trọng, những sĩ diện nhất định. Bạn dễ dàng cảm thấy hạnh phúc khi những cố gắng được công nhận nhưng niềm vui ấy sẽ nhanh chóng bị dập tắt nếu kết quả tiếp theo không được như mong đợi.
Gắn liền niềm vui với những nhìn nhận của người ngoài nhiều khi khiến bạn hình thành tâm lý né tránh, không muốn thể hiện, luôn đặt bản thân trong vùng an toàn. Điều này không tốt một chút nào. Thay vào đó, hãy tôn trọng giá trị và những điểm đặc sắc của riêng bản thân mình.
Kiểm soát sự khó chịu
Những người vui vẻ thường có một điểm chung là họ có một ưu điểm vượt trội ở một vấn đề nào đó. Điều này cũng dễ hiểu bởi nếu bạn muốn trở thành chuyên gia, chuyên nghiệp ở một lĩnh vực thì cần phải kiểm soát được nhiều thứ, bao gồm cả căng thẳng và khó chịu – những điều nhất định phải trải qua trong quá trình tìm hiểu chuyên sâu về một việc nào đó.
Dành dụm tiền cho những trải nghiệm
Khi một món tiền vừa vào túi thì việc đầu tiên bạn làm là gì? Có phải ngay lập tức đi mua sắm, tận hưởng niềm vui nhất thời nhưng chỉ vài ngày sau là ngấm ngầm tắt lịm hay không?
Theo các nhà tâm lý học, một trong những trở ngại cho một cuộc sống hạnh phúc chính là sự thích ứng. Bạn có một món đồ mới, bạn vui vẻ. Nhưng qua vài ngày bạn đã thích ứng được với món đồ thì sự hài lòng về cuộc sống lại giảm xuống, bạn phải tìm đến một động lực mới hơn. Vòng xoay này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi bạn rỗng túi thì thôi.
May thay, nghiên cứu tại ĐH Cornell đã tìm ra cách “phá giải” vòng tuần hoàn này. Đó là hãy tìm đến những trải nghiệm, ví dụ như đi du lịch. Những chuyến ngao du giúp niềm vui dài lâu hơn, âm ỉ trong tâm trí của bạn mỗi khi nhớ lại.
Luôn nhìn thấy lỗi ở người khác là nỗi bất hạnh của đời người
Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ thứ tha. Chúng ta có thể mỉm cười trước những trò nghịch ngợm của lũ trẻ, đủ khoan thứ để nhẫn nại một lời nói khó nghe, những chuyện tưởng chừng khó chấp nhận, thì chúng ta cũng dễ dàng thỏa hiệp. Những lúc ấy, dường như cả thế giới đều trở nên hòa ái, mọi chuyện trôi qua một cách nhẹ nhàng.
Vậy mà, chỉ cần một chút lo lắng dâng lên trong lòng, những muộn phiền về quá khứ, nỗi sợ hãi về tương lai sẽ lập tức khiến cho cái thế giới vốn đang đẹp đẽ nhường kia liền biến thành một chốn đầy những chuyện xấu xa, phiền phức. Khi ấy những tiếng hò hét cười đùa của lũ trẻ sẽ trở thành những âm thanh khó chịu, một lời nói không vừa ý dễ dàng khiến cho ta sân giận hoặc tổn thương, những chuyện nhỏ mà lúc bình thường không đáng bận tâm, bỗng trở thành một nỗi phiền não quá sức chịu đựng.
Kỳ thực, không phải là thế giới có vấn đề, hay người khác quá sai quấy, mà vấn đề nằm chính ngay nơi tâm ta. Khi nhìn đời bằng cái tâm có vấn đề, mang đầy những cảm xúc và thành kiến tiêu cực, thì chúng ta thấy ai cũng thành sai quấy, đụng chuyện gì cũng hóa tổn thương.
Chúng ta luôn có hai xu hướng: nhìn những thứ mình thích, những người mình thương với cặp mắt kính màu hồng, và ngược lại, nhìn những việc mình không muốn, những người mình không ưa bằng chiếc kính tiêu cực màu đen.