Nhà ta có giàu không bố? Và đây chính là câu trả lời thông minh giúp con bạn thành công trong tương lai

( PHUNUTODAY ) - Có rất nhiều đứa trẻ đã hỏi cha mẹ mình như vậy. Nếu là bạn, bạn sẽ trả lời như thế nào?

Một hôm, đang chơi trong vườn cùng chú cún nhỏ của mình cậu bé người Mỹ bỗng nhiên chạy lại hỏi bố: “Bố ơi bố, nhà chúng ta có giàu không ạ?”

Ông bố nghe xong liền mỉm cười, xoa đầu cậu con trai: “Bố có tiền, nhưng con không có. Tiền của bố là do bố tự mình cố gắng phấn đấu mà có được, tương lai con cũng có thể thông qua lao động của mình mà kiếm được tiền.”

Cậu bé người Mỹ nghe xong lời của bố mình sẽ nhận được vài thông điệp sau đây:

1. Bố của mình rất giàu có, nhưng tiền của bố là của bố.

2. Tiền của bố là do bố thông qua cố gắng mới có được.

3. Nếu như mình muốn có tiền, cũng phải thông qua lao động và cố gắng để có được.

Nghe xong trả lời này của bố, cậu bé sẽ rất cố gắng để trở nên giàu có như bố mình. Quan trọng hơn đó là một loại giàu có về tinh thần mà sẽ giúp cậu bé hưởng lợi ích cả đời.

75b9caba9096b1.img

Cha mẹ cho đi một cách dễ dàng sẽ làm con trở nên vô tình và bất tài; yêu thương vô điều kiện và ban tặng chỉ làm con biết đòi hỏi và không biết báo đáp. Làm cha mẹ, phải học cách buông tay, để con hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, trưởng thành trong việc thực hiện những trách nhiệm và nghĩa vụ này.

Chúng ta cũng nên giống ông bố người Mỹ đó, nói với con khi được con hỏi câu tương tự:“ Bố có tiền, con không có. Bố không nợ con gì cả. Vì vậy, con phải dựa vào chính mình, dùng hiểu biết của con để kiếm tiền từ đó sáng tạo cuộc sống tương lai theo cách mà con muốn. Không nên chờ sung từ trên trời rơi xuống hay ngồi hưởng thành quả của người khác.”

4 phương pháp dạy con thành tài của người Do Thái

1. Khuyến khích trẻ tự lập

Dạy con tự lập ngay từ khi còn nhỏ, là cách mà hầu hết người Do Thái nào cũng làm để giúp con trưởng thành. Đến với bất kỳ quán cafe nào ở Isarel, không khó để bắt gặp những trẻ em Do Thái tự ngồi ăn bít tết một mình dù mới chỉ khoảng 1 tuổi. Họ tạo điều kiện để trẻ em có thể làm bất cứ điều gì khi thể trạng của chúng cho phép.

3-1490781010941-0-62-352-629-crop-1490781020600

Còn ở Việt Nam thì khi trẻ còn nhỏ hầu hết các bậc cha mẹ chưa muốn các con phải tự lập quá sớm, một điều có thể dễ dàng thấy ở Việt Nam đó là trẻ dù 4, 5 tuổi nhưng vẫn được bố mẹ xúc cho ăn cơm hằng ngày. Chính những điều này đã hình thành cho trẻ thói quen dựa dẫm vào cha mẹ, được cha mẹ bao bọc, tương lai khó có thể thành tài.

 2. Động viên con cố gắng

Để có thể trở thành những cá thể độc lập, cha mẹ nên công nhận, khen ngợi những nỗ lực của trẻ. Khi trẻ có một sở thích mới, dù ở bất kỳ lứa tuổi nào cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ cố gắng.

Trong những bước phát triển của mình, các bậc cha mẹ hãy luôn là bạn đồng hành của con để có thể kịp thời an ủi, chia sẻ những rắc rối mà trẻ gặp phải trong cuộc sống. Hãy luôn động viên con “Ban đầu mọi chuyện đều có hơi chút khó khăn mà thôi”, điều này có thể giúp trẻ tự tin hơn phần nào.

3. Hãy tin tưởng vào con mình

Với cha mẹ Việt, khi con đạt điểm cao hoặc dành chiến thắng trong một cuộc thi nào đó họ thường cho con bánh kẹo hoặc một món đồ chơi mà con yêu thích. Nhưng ngược lại, với cha mẹ người Do Thái, phần thưởng họ dành cho con chính là sự tin tưởng tuyệt đối, điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng đây chính là phần thưởng giá trị nhất cho các con, điều này thể hiện rằng, con bạn đã lớn, đã trưởng thành hơn rồi đấy.

4. Vẻ ngoài chẳng nói lên gì cả

Trái với những quan điểm của nhiều bà mẹ, thì những bà mẹ Do Thái lại không dành quá nhiều thời gian để quan tâm tới vẻ bề ngoài của các con. Khi các con vui chơi, ăn uống bên ngoài khó tránh khỏi việc quần áo bị lấm bẩn, chân tay dính đầy bùn đất hoặc thức ăn... Lý do bởi bì những người mẹ Do Thái tin rằng, việc giữ gìn sạch sẽ cho con khi ra ngoài là không cần thiết, bởi nó sẽ hạn chế quá trình vui chơi, học hỏi từ cuộc sống cho bé.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn