6 loại nước uống kìm hãm sự chiều cao của trẻ, loại nước cuối cùng khiến cha mẹ giật mình

10:22, Chủ nhật 07/07/2019

( PHUNUTODAY ) - Nước ngọt có ga, nước tăng lực, cà phê, trà sữa… được xếp vào top những loại nước uống là kẻ thù “gi.ết ch.ết” chiều cao, bố mẹ đừng cho con uống xả láng.

Nước ngọt có ga

Đặc điểm chung của các đồ uống có ga là chứa lượng đường khá lớn và khí ga dễ khiến cho trẻ bị đầy bụng. Uống nước ngọt có ga trẻ thường cảm giác no, gây ra tình trạng biếng ăn, kéo theo đó là dinh dưỡng không được dung nạp đầy đủ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của bé.

Theo chuyên trang sức khỏe MissNews, trong các loại nước ngọt có ga chứa CO2, chất làm ngọt nhân tạo, chất bảo quản và các loại hương liệu. Khi uống, khí CO2 đi vào dạ dày khá nhiều, dễ khiến trẻ bị đầy bụng.

Mặt khác, đồ uống có ga chứa nhiều axit photphoric, làm tăng bài tiết canxi qua nước tiểu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hấp thu canxi - thành phần chính của hệ xương, tác động xấu tới chiều cao. Chưa kể, một số đồ uống có ga còn chứa các thành phần gây hại như axit làm hủy hoại men răng, gây sâu răng, làm tổn thương niêm mạc dạ dày…

nuoc-tang-luc_yqfe_thumb

Nước uống có chứa caffeine

Các thức uống chứa caffein như cà phê, trà hoặc một số nước tăng lực có thể ảnh hưởng xấu đến chiều cao của trẻ. Caffein trong cà phê là chất lợi tiểu, kích thích quá trình bài tiết, trong đó có sự bài tiết canxi. Thiếu hụt canxi có thể khiến trẻ bị còi xương, chậm phát triển chiều cao.

Caffein còn làm giảm cảm giác thèm ăn, khiến trẻ biếng ăn, nếu kéo dài sẽ gây suy dinh dưỡng thấp còi do thiếu chất.

Ngoài ra, nếu uống cà phê trẻ dễ bị mất ngủ, điều này cũng tác động xấu đến quá trình tăng trưởng bởi giấc ngủ được chứng minh giúp trẻ phát triển thể chất, đặc biệt là chiều cao. Trẻ cần được ngủ sớm trước 10h đêm để đảm bảo hormone tăng trưởng GH tiết ra hiệu quả nhất và sự phát triển của các sụn, xương trong lúc ngủ.

Bia

Trà đặc và cà phê  đều có chứa chất caffeine, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất khoáng của cơ thể, gây ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao.

Ngoài ra, trà và cà phê đều làm cơ thể tăng thân nhiệt và mất nước, dễ gây phát ban, nổi mẩn. Vì vậy, bạn cần tránh uống 2 loại này để luôn khỏe mạnh.

diem-danh-5-loai-do-uong-kiem-ham-su-phat-trien-chieu-cao

Bia có khả năng kích thích lượng axit uric trong máu hoạt động mạnh mẽ. Điều này có thể gây ra bệnh gút, huyết áp cao, bệnh thận và béo phì khi nồng độ axit uric trên 5,5 mg/dl. Ngoài ra, uống bia nhiều dễ làm tăng triglyceride, kháng insulin, gây béo bụng.

Khi cơ thể bị mất nước do nắng nóng, uống bia làm bạn đi tiểu nhiều hơn, cơ thể bài tiết nhiều hormone giữ nước ADH, do đó dẫn đến tình trạng mất nước. Ngoài ra, việc uống bia nhiều cũng gây ức chế thần kinh và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của chiều cao.

Trà sữa

Ngoài thức uống có ga, trà sữa cũng là thực phẩm trẻ nên hạn chế bởi lượng đường và calo trong thức uống này rất cao. Một ly trà sữa trân châu có thể chứa tới 50g đường, cung cấp khoảng 200kcal.

Điều đáng chú ý là trà sữa chứa nhiều calo nhưng lại thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất. Trong khi lứa tuổi hay dùng trà sữa nhất (lứa tuổi dậy thì) lại đang cần tích lũy dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình tăng trưởng chiều cao. Mặt khác, do chứa nhiều đường nên nếu uống quá nhiều có thể gây thừa cân, béo phì.

21124880_1982021115398990_104100494_o-300x169

Một số hương liệu dùng làm trà có thể có chứa các hóa chất độc hại như hóa chất hương nhài có gốc từ penzylacetat, hương sen từ P - dimethoxy penzin… Chưa kể, một số thương hiệu nhỏ có thể sử dụng kem béo thay cho sữa. Trong kem béo này hàm lượng canxi, vitamin A, D, protein cũng thấp hơn so với sữa hoặc chứa nhiều dầu thực vật được hydro hóa, có thể làm tắc mạch máu, tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt…

Vì thế, tốt nhất không nên dùng trà sữa hằng ngày, với trẻ nhỏ, không nên sử dụng, đặc biệt là uống trà sữa thay cho các bữa ăn chính.

Nước tăng lực

Chuyên gia dinh dưỡng Elizabeth Somer (Mỹ) cảnh báo các loại nước tăng lực thường chứa nhiều caffeine và đường. Chúng có thể gây khó ngủ, cảm giác bồn chồn, dẫn đến đau đầu, thay đổi tâm trạng và hưởng tới sự phát triển chiều cao.

Caffeine trong nước tăng lực cũng đóng vai trò như chất lợi tiểu và khiến bạn mất nước nghiêm trọng, đặc biệt nếu bạn đang tập thể dục và đổ mồ hôi nhiều, nhất là khi thời tiết nắng nóng.

Nước ép trái cây

Nước ép trái cây đóng chai sẵn dù rất thơm ngon nhưng chỉ chứa 1-2% chất xơ, chúng chứa khá nhiều đường, chất tạo màu. Uống một lượng nhỏ nước ép trái cây và không uống thường xuyên sẽ không gây tác hại tới cơ thể trẻ nhưng nếu uống liên tục loại đồ uống này sẽ gây ra tình trạng thừa đường, dễ gây béo phì, tác động xấu tới hệ xương.

Các loại nước ép trái cây chứa fructose có thể gây ra các vấn đề về đường ruột như gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và việc hấp thụ các dưỡng chất để phát triển chiều cao của trẻ.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cẩn trọng khi lựa chọn nước ép trái cây cho trẻ uống. USA Today đưa tin, nghiên cứu của Consumer Report thực hiện đầu năm 2019 trên 45 loại nước ép trái cây (táo, nho, lê...) tại Mỹ cho thấy, có 21 loại chứa kim loại nặng như cadmium, asen vô cơ, chì... trong đó có nhiều nước ép được bán cho trẻ em.

James Dickerson - đại diện nghiên cứu cho hay, 7 trong số 21 loại nước ép này có thể gây hại cho trẻ khi uống từ 120ml trở lên mỗi ngày, 9 loại có thể gây rủi ro nếu trẻ uống 240ml/ngày trở lên.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thu