Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa một lượng lớn chất phytochemical sulforaphane, giúp ngăn ngừa ung thư, bệnh tim, viêm, trầm cảm.
Các nhà khoa học cho rằng, cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ sulforaphane nhanh hơn khi ăn bông cải xanh sống thay vì nấu chín.
Ngoài ra, nấu bông cải xanh bằng ở nhiệt độ cao cũng làm giảm lượng vitamin C. Nếu muốn ăn bông cải xanh chín, tốt nhất bạn nên dừng phương pháp hấp để hạn chế mất nhiều chất dinh dưỡng.
Củ cải đường
Củ cải đường chứa hàm lượng chất xơ, folate cao, vitamin C và mangan. Củ cải cải đường là một trong những loại thực phẩm không nên nấu chín bởi nhiệt độ cao sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong loại củ này. Nấu chín sẽ làm mất 25% folate và các vitamin và khoáng chất khác có trong củ cải đường.
Dứa
Khi chế biến dứa ở nhiệt độ cao, một lượng lớn các loại vitamin và khoáng chất sẽ mất đi.
Theo một nghiên cứu năm 2010, nước ép dứa tươi có hàm lượng enzyme bromelain cao hơn, giúp chống viêm giảm sưng hiệu quả hơn so với nước ép dứa đã được đun sôi.
Ớt chuông
Ớt chuông là một loại thực phẩm có chứa lượng vitamin C tuyệt vời và chứa rất ít calo nên không gây béo. Một trái ớt chuông cỡ vừa 32 calo và có thể cung cấp khoảng 150% lượng vitamin C bạn cần trong một ngày. Nếu nấu ớt chuông đỏ với nhiệt độ cao sẽ phá hỏng lượng vitamin C quý giá này.
Hành tây
Hành tây chứa thành phần flavonoid quercetin có khả năng ăn ngừa ung thư. Khi làm chín hành tây, những dưỡng chất tốt cho tim mạch sẽ biến mất. Để hấp thu tốt tối đa dinh dưỡng, bạn có thể chọn hành tây để làm các món salad...
Tỏi
Tỏi chứa allicin phytonutrient, chất này sẽ mất đi tác dụng nếu bị chế biến ở nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, ăn sống tỏi sẽ giúp bạn hấp thụ được lượng tinh dầu tỏi nguyên chất tốt cho cơ thể, phòng chống các bệnh ung thư, cảm cúm...