Xách nặng
Mẹ bầu nên tuyệt đối tránh việc xách đồ nặng. Hành động này có thể gây áp lực lớn lên bụng bầu, đôi khi khiến mẹ bị thương, dễ ngã và có thể dẫn đến sảy thai.
Thay vì tự mình làm hết những công việc nặng nhọc, mẹ nên nhờ bố hoặc người khác giúp đỡ, kể cả sau khi mới sinh em bé.
Ngồi hoặc đứng lâu
Trong thời gian mang bầu, phụ nữ có khả năng lưu thông máu kém. Việc ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình này, khiến khả năng vận chuyển máu đi khắp cơ thể bị chững lại. Vậy nên, mẹ hãy phân chia thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đi lại thường xuyên để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
Nằm ngửa hoặc nằm sấp
Các chuyên gia khuyến cáo rằng mẹ bầu không nên nằm ngửa hoặc nằm sấp trong giai đoạn thai kì, đặc biệt là từ tháng thứ 3 trở đi. Việc nằm ngửa khiến trọng lượng của thai nhi đè lên mạch máu, làm giảm khả năng vận chuyển máu tới tim, mẹ dễ bị đau đầu, chóng mặt. Còn khi nằm sấp, mẹ sẽ gây áp lực lớn lên thai nhi, đồng thời khiến tĩnh mạch bị tắc nghẽn, mẹ khó thở, tụt huyết áp.
Những tư thế ngủ này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ bầu và thai nhi. Các chuyên gia khuyên rằng, tư thế ngủ tốt nhất dành cho mẹ bầu là nằm nghiêng. Mẹ hãy thay đổi ngay để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi nhé.
Những thói quen hàng ngày này có thể chưa ảnh hưởng ngay đến mẹ bầu và em bé trong bụng nhưng về lâu dài nó lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việc thay đổi thói quen sẽ giúp mẹ có một thai kì khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện và an toàn.
Mẹ lo âu dẫn đến con giảm khả năng học tập
Trong một nghiên cứu khoa học, chứng rối loạn lo âu trong những tháng đầu thai kỳ làm giảm khả năng tập trung của trẻ sau này. Đó là những đứa trẻ có kích thước vùng hồi hải mã trên não nhỏ hơn những đứa trẻ bình thường khác. Vì vậy mà độ tập trung và ghi nhớ của chúng cũng giảm theo.
Tiếp xúc với độc tố thải ra từ môi trường
Trong cuộc sống hàng ngày, có một số chất độc hại mà bà bầu cần tránh tiếp xúc như chì, hóa chất, chụp X quang, thuốc trừ sâu... vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. Trong trường hợp bất khả kháng phải tiếp xúc với các chất trên, hãy bảo đảm môi trường thông thoáng, luôn mang khẩu trang và quần áo bảo hộ.
Nếu như bạn đang làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với những chất độc hại thường xuyên, hãy bàn với công ty để chuyển qua một vị trí khác.
Mẹ rối loạn tâm lý dẫn đến con chậm nói
Trong số những trẻ chậm nói thì có đến 15% trường hợp nguyên nhân là do mẹ bị rối loạn tâm lý khi có bầu. Thời gian ấy những cung bậc cảm xúc cứ thay đổi liên tục. Có lúc vui, buồn, có lúc trầm cảm và lo âu ở người mẹ. Điều này khiến thai nhi thiếu hụt dưỡng chất cần thiết đi nuôi hệ thần kinh. Hậu quả là con chậm phát triển ngôn ngữ hơn những đứa trẻ khác.