Trứng sống có vỏ
Lò vi sóng làm nóng thức ăn một cách nhanh chóng, điều này thì ai cũng biết. Nó hoạt động đặc biệt hiệu quả khi thức ăn chứa nhiều nước: sóng viba làm tăng nhiệt độ của nước, do đó nếu dùng lò vi sóng để hâm canh thì nước canh sẽ được làm nóng nhanh hơn so với các loại rau củ có trong đó.
Cũng chính vì lẽ đó mà bạn không nên cho trứng còn nguyên vỏ vào lò vi sóng – nó sẽ phát nổ đấy. Lòng đỏ và lòng trắng bị đun nóng, giản nở mạnh trong khi vỏ trứng vẫn giữ nguyên kích thước, khiến áp suất bên trong quả trứng tăng lên và một vụ nổ là không thể tránh khỏi.
Một số loại hộp nhựa
Trên một số đồ nhựa đôi khi chúng ta thấy có đánh dấu: "Không sử dụng trong lò vi sóng." Ngoài ra, nhiều loại hộp nhựa có chứa bisphenol A (BPA) và phthalates là những hóa chất mà khi bị tác động bởi sóng vi ba sẽ xâm nhập vào thực phẩm và gây ra tác động tiêu cực đến hệ thống nội tiết.
Nói chung, bạn nên làm nóng đồ ăn thức uống trong những hộp đựng làm từ vật liệu chịu nhiệt như thủy tinh, đất sét, sứ, v..v. sẽ an toàn hơn so nhiều so với đồ nhựa. Hơn nữa, những loại hộp nhựa hay bao bì dùng một lần thường rất mỏng, chúng dễ dàng bị chảy ra hoặc bị biến dạng bởi nhiệt độ của đồ ăn nóng.
Kim loại
Chúng ta đều đã nghe nói rằng: không được hâm nóng thức ăn đựng trong bát kim loại hoặc trên đĩa có vẽ khoa văn vàng trong lò vi sóng. Điều này hoàn toàn đúng, bởi kim loại làm phản xạ lại sóng viba.
Nếu bạn may mắn, thì thực phẩm bọc bằng giấy nhôm hoặc đựng trong hộp kim loại sẽ không hâm nóng được. Còn trong trường hợp xấu thì sóng phản xạ sẽ làm magnetron (súng điện từ) bị hỏng. Hãy nhớ: đừng bao giờ đặt dụng cụ nhà bếp vào trong lò vi sóng. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: ở phần mũi nhọn của dao, kéo hay nĩa là nơi tập trung từ trường mạnh nhất và có thể dẫn tới hiện tượng phóng tia lửa điện, từ đó gây ra hỏa hoạn.
Bình thủy mini hay bình thủy cách nhiệt
Bình thủy mini, bình lưỡng tính, hay bình nóng lạnh làm bằng thép không gỉ sẽ ngăn hơi nóng của lò vi sóng tiếp xúc với chất lỏng bên trong, thậm chí có thể làm lò bị hỏng hóc. Nếu bình thủy làm bằng nhựa, bạn cần kiểm tra kĩ xem chất liệu có an toàn với lò vi sóng không.
Vật dụng bằng kim loại
Đồ kim loại là thứ cần tránh thật xa khỏi lò vi sóng. Bởi lẽ, sóng vi ba của lò vi sóng không xuyên qua được kim loại mà bị phản xạ lại vào thành lò, làm nóng xung quanh, dẫn tới cháy nổ, hư hỏng lò và ảnh hưởng nghiêm trọng tới những người đứng xung quanh.
Nho
Có nhiều loại trái cây chịu được nhiệt độ cao, nhưng nho thì sẽ bốc cháy, nổ tung nếu bỏ vào lò vi sóng. Nho khô thì sẽ bắt lửa và bốc khói.