8 sai lầm chị em thường mắc phải khi nấu đậu phụ

11:55, Chủ nhật 03/06/2018

( PHUNUTODAY ) - Không ép nước, không ướp gia vị và đảo liên tục khi nó chưa chín là những sai lầm phổ biến của nhiều chị em khi nấu đậu phụ.

Những sai lầm thường gặp khi nấu đậu phụ

1. Chọn đậu phụ

Empty

Để tìm mua được nguồn đậu phụ an toàn, bạn nên mua ở một hàng quen, siêu thị, cửa hàng rau sạch với nguồn gốc rõ ràng. Tránh mua phải đậu phụ làm từ nguồn đậu nành biến đổi gen.

Tùy vào từng món ăn mà bạn chọn loại đậu phụ cho phù hợp. Đậu phụ non được dùng tốt nhất cho món sốt và bánh. Tuy nhiên, khi làm những món ăn khác như chiên giòn, bọc thịt, nấu chuối đậu... bạn nên mua loại đậu phụ bình thường, nếu không muốn món ăn bị vỡ nát.

2. Không ép nước cho miếng đậu phụ

Nhiều khi rán đậu, bạn có để ý mới rán một vài phút mà nước trong đậu tiết ra còn nhiều hơn cả dầu mỡ. Đó là vì bạn không để ý phải ép nước cho những thanh đậu phụ. Thực tế, nước ảnh hưởng lớn đến hương vị của món này. Vì vậy, khi mua về hãy lấy đậu ra khỏi túi, để ráo nước. Trước khi cắt nhỏ để nấu thì phải ép cho nước thoát ra. Bạn có thể đặt nó lên một giấy hút nước, mua một máy ép đậu phụ, hoặc đè một vật nặng vừa phải lên thanh đậu và nhớ thường xuyên đổ nước ép đi.

Nếu muốn món đậu chắc hơn, hãy để nó vào ngăn đá một vài giờ. Đây là một kỹ thuật khá hay để áp dụng nếu bạn muốn món đậu phụ cứng và không lo bị vỡ khi ép.

3. Cắt đậu sai

Để món đậu phụ ngon nhất, bạn hãy nhớ một nguyên tắc là luôn luôn cắt nhỏ nó. Tùy vào từng món ăn mà bạn cắt thành miếng cho phù hợp. Ví dụ khi rán nên cắt thành khối như bao diêm, khi nấu canh nên cắt hình con chì, để trang trí cho các món ăn hoặc cho trẻ em ăn thì có thể cắt thành các hình thù đẹp mắt như trái tim, gấu...

4. Không ướp gia vị cho món đậu phụ

Empty

Thực tế không ai để ý đến việc nêm gia vị vào đậu phụ trước khi nấu. Trong khi với món thịt bò, thịt lợn thì ai cũng biết phải ướp nó một khoảng thời gian đủ dài để đảm bảo món ăn ngon nhất.

Hãy chọn một số loại gia vị và thảo mộc để ướp cho đậu phụ như tỏi, ớt bột, xì dầu, rau thơm, dầu ăn, nước dùng... Trộn chúng lại với nhau và cho vào một bát nhỏ, chà gia vị lên các bề mặt của đậu phụ. Khi bạn chiên đậu, chắc chắn nó sẽ cho một lớp vỏ ngon.

Trong công thức nấu ăn của một số dân tộc trên thế giới, người ta luôn có nước xốt cho món đậu phụ.

5. Nấu đậu phụ sai cách

Nếu như bạn đã cố gắng ép nước, cắt đậu phụ đẹp mắt và ướp gia vị cho nó thơm lừng thì có thể bạn vẫn mắc phải sai lầm này. Đó là việc bạn đảo đậu phụ khi nó chưa căng dai trong các món nấu và chưa vàng khi chiên rán.

Đậu phụ là món ăn rẻ tiền lại tốt cho sức khỏe, vì thế hãy ăn nó nhiều hơn. Những miếng đậu ướp bột rong giềng, bột bắp trước khi chiên sẽ làm nó siêu giòn, ăn nóng kèm nước sốt, đặc biệt trong thời tiết mát mẻ... cũng tuyệt vời không kém các món thịt, cá là bao.

7. Nấu đậu phụ sai do nguyên liệu

Empty

Trông miếng đậu phụ vậy thôi chứ để tạo ra được nó cũng khá khó khăn. Hiện nay để tìm được nguồn đậu an toàn rất khó. Bạn nên mua tại của hàng quen, siêu thị hoặc những cửa hàng có nguồn gốc rõ ràng. Không chỉ được làm từ đậu nành biến đổi ghen mà có khi đậu cũng được làm từ thành cao. Xem cách phân biệt đậu phụ tươi và đậu phụ chứa thạch cao để chọn được đậu phụ an toàn.

Mỗi món ăn lại phù hợp với những nguyên liệu khác nhau. Ví dụ đậu phụ non thì tốt nhất là dùng cho các món sốt và bánh vì nó mềm. Với những món như chiên, đậu nhồi thịt, nấu chuối đậu,… tốt nhất nên chọn đậu bình thường.

8. Sai lầm khi chiên đậu phụ

Thường đậu phụ sẽ được ngâm trong nước. Vì thế khi rán đậu bạn sẽ thấy đậu tiết nhiều nước hơn cả lượng dầu đem rán. Lý do là vì trước khi rán bạn đã không ép nước cho đậu. Để hạn chế điều này khi mua đậu về, bạn nên để ráo nước. Khi cắt nhỏ để chiên rán thì nên dùng giấy hút nước lên miếng đậu. Hoặc dù vật nặng vừa phải đè lên thanh đậu để chắt bớt nước.

Những tác hại ngoài ý muốn 

Khó tiêu

Đậu rất giàu protein, khi ăn quá nhiều, sẽ gây khó khăn trong quá trình hấp thụ dẫn đến chứng khó tiêu, trướng bụng, thậm chí gây tiêu chảy và các triệu chứng khác liên quan đến đường ruột.

Suy giảm chức năng thận

Sau khi cơ thể hấp thụ protein thực vật sẽ chuyển hóa thành chất thải chứa nitơ và bài tiết qua thận. Nếu ăn quá nhiều trong ngày sẽ khiến thận phải làm việc quá tải . Về lâu dài sẽ dẫn tới suy giảm chức năng thận.

Gây xơ vữa động mạch

Điều này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu, theo đó, đậu nành giàu axit amin có thể chuyển hóa thành cysteine khi được đưa vào cơ thể.

Cysteine là thủ phạm gây tổn hại các tế bào trong động mạch, tích tụ cholesterol và triglyceride trong thành động mạch, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch.

Tăng nguy cơ bệnh gút

Trong đậu phụ có nhiều purine gây ra bệnh gút nên nếu ăn quá nhiều đậu phụ cũng sẽ có nguy cơ phải đối diện với căn bệnh này.

Thiếu hụt iot

Trong đậu có chứa glycosides, glycosides khiến quá trình bài tiết iot diễn ra nhanh hơn, ăn quá nhiều đậu phụ trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt iot nghiêm trọng.

Vậy nên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên kết hợp đậu với những nguồn thực phẩm có tác dụng bổ sung thêm iot để cân bằng dưỡng chất.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc