Cua đồng nhiễm bẩn
Khi mua cua đồng, các bà nội trợ nên chú ý chọn cua sạch, tươi ngon, tránh mua phải cua bị nhiễm bẩn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt cua ở những khu vực nước bị ô nhiễm, các nhà khoa học thấy nhiều nhất là 2 loại độc tố Dioxin và PCBs gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan…thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ
Không bỏ dạ dày khi chế biến
Cua đồng là loại động vật sống trong hang, ưa nước sạch, hay sống dưới đáy ruộng, ao bùn, thường ăn xác các loại động vật chết hoặc các chất mùn để sống. Vì vậy trong dạ dày cua thường có rất nhiều vi khuẩn có hại.
Khi chế biến, quá trình tiêu hóa của cua dừng lại đồng nghĩa với nhiều loại vi khuẩn không được tiêu hóa. Nếu rửa cua không sạch, nấu không kỹ thì ta vô tình ăn cả những ký sinh trên vỏ, cũng như vi khuẩn trong dạ dày, từ đó gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.
Cua đồng chưa nấu chín kỹ
Theo khuyến cáo của Cơ quan y tế California (Hoa Kỳ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus. Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng khi vào ruột gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy… Nếu sang phổi sẽ gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay. Nếu sán cư trú ở não thường gây cơn động kinh, ở gan tạo áp xe gan.
Ăn cua đồng và uống nước trà
Trong và sau khi ăn cua khoảng một giờ không nên uống trà vì nước trà có thể làm loãng axit trong dạ dày. Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí gây đau bụng đi ngoài.
Ăn cua chết
Trong cua có rất nhiều loại dinh dưỡng, trong đó có axit amin histidine. Khi cua chết, hoạt chất này sẽ biến đổi thành chất độc histamine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, đau đầu, choáng váng, nôn mửa. Cua chết càng lâu thì càng độc.
Không nấu nhiều lần
Các bà nội trợ cần lưu ý, khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu… Trong tiết trời hè hay đang chuyển mùa, việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc.
Ăn cua đồng và quả hồng
Quả hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.
Ăn cua sống
Rất nhiều vùng của Việt Nam có thói quen giã nát vỏ cua đắp lên vết thương hay dùng thịt cua sống để làm gỏi. Điều này rất nguy hiểm bởi trong thịt cua có chứa nang trùng hút máu phổi tên khoa học là lungfluke và loại sán lá gây bệnh. Khi hai loại vi trùng này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm cũng như các biến chứng khó lường, thậm chí là tử vong.