3 bộ phận của con lợn vừa ngon vừa bổ: Đi chợ sớm mới mua được, chỉ có 1kg/con

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người khi nhắc đến thịt lợn thường chỉ nghĩ tới thịt ba chỉ, hay xương ống để hầm cháo. Trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của các bộ phận này còn thấp hơn nhiều so với những bộ phận khác.

Thịt dải lợn

Có không ít người bán hàng đã ví phần thịt dải là phần: Ngon nhất, thơm nhất của con lợn. Không nhữn vậy, mỗi con chỉ có một miếng nên nhiều khi họ không muốn đem bán mà muốn giữ lại để ăn.

Thịt dải chính là phần thịt gần với tim lợn, có chức năng ngăn cách các mô của khoang ngực và khoang bụng, giúp bảo vệ tim. Thịt dải dù làm món nướng, kho hay luộc cũng đều mềm thơm, bên trong dai giòn, không hề bị khô.

Phần thịt dải heo chứa protein chất lượng cao giúp cho cơ thể phát triển cơ bắp, tăng cường sức đề kháng, tái tạo mô và tế bào cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, trong phần thịt dải heo còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, D.

Phần xương lưỡi liềm

Nếu chỉ nói tên chắc chắn nhiều người sẽ không biết phần thịt này nằm ở chỗ nào của con lợn. Thực tế, vị trí của xương lưỡi liềm nằm ở ngã ba của phần chân trước con lợn, nơi có chiếc xương giống lưỡi liềm. Xương lưỡi liềm cũng chính là một phần sụn, rất giòn, dùng để hầm súp hay canh... cũng rất bổ dưỡng và ngon miệng.

Một số người bán vì biết được phần thịt quý giá này nên giữ lại để hầm xương, nấu canh cho gia đình nên ít khi người mua biết đến. Nhưng điều quan trọng hơn cả hương vị đó là xương lưỡi liềm rất giàu collagen, protein và vitamin. Thường xuyên tiêu thụ bộ phận có giá trị này có thể thúc đẩy sự phát triển của xương, ngăn ngừa loãng xương và tăng cường khả năng miễn dịch.

- Bổ sung canxi: Hàm lượng canxi trong xương lưỡi liềm cao, rất thích hợp cho trẻ em đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển, người già bị loãng xương, giúp bổ sung đủ canxi cho c‌ơ th‌ể con người. Phụ nữ có thể ăn một ít xương lưỡi liềm đúng cách để bổ sung canxi trong thai kỳ, hiệu quả vẫn tương đối tốt.

- Cung cấp dinh dưỡng: Thịt xương lưỡi liềm rất giàu protein và chiết xuất chứa nitơ hòa tan trong nước, bao gồm nhiều loại protein, có thể cung cấp chất dinh dưỡng phong phú và chất lượng cao cho các chức năng chính của c‌ơ th‌ể. Bên cạnh đó, xương lưỡi liềm có giá trị rất cao trong việc gi

Phần xương đuôi lợn

Ngoài phần xương lưỡi liềm còn có một phần khác của con lợn ít người để ý mua nhưng cũng rất tốt cho sức khỏe đó là đuôi lợn. Nhiều người vì nghĩ đuôi lợn chẳng có thịt nên nhạt nhẽo, không thích mua về ăn nhưng đây cũng là bộ phận quý giá của con lợn.

Đuôi của các loài gia súc đã được dùng từ xưa với công dụng củng cố đốc mạch để chữa nhiều bệnh chủ yếu bổ thận, trị đau lưng, tứ chi mỏi. Trong đó đuôi lợn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuấ‌ּt tin‌ּh sớm,...

Một số bài thuốc tăng cường sinh lực từ đuôi lợn:

- Đuôi lợn hầm đậu đen: Canh này có công hiệu bổ thận trợ dương, nhuận táo thông tiện thích hợp với chứng thận hư liệt dương, táo bón. Triệu chứng lưng gối mỏi mềm, dương sự bất lực, tính dục giảm, xuấ‌ּt tin‌ּh sớm, di tinh, tiểu tiện trong dài, đại tiện táo kết.

Chuẩn bị: Đuôi lợn khoảng 250g, nhục thung dung 30g, đậu đen 15g, táo đỏ 3 quả.

Cách làm: Đuôi lợn bỏ mỡ, cạo lông, rửa sạch, thái đoạn. Rửa sạch nhục thung dung, đậu đen, táo đỏ (bỏ hạt). Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 1 - 2 giờ, nêm gia vị là được.

- Đuôi lợn trần bì: Kiện tỳ, bổ thận, ích tinh. Chữa đau lưng, tiểu nhiều, mệt mỏi, ù tai, hoa mắt, di mộng tinh, phụ nữ hiếm muộn, đau dạ dày.

Chuẩn bị: Đuôi lợn 100g, trần bì 1 miếng, hạch đào 10 hạt bỏ vỏ, lạc nhân 10 hạt, muối ăn.

Cách làm: Đuôi lợn làm sạch, chặt từng khúc ngắn. Đun nước sôi rồi thả đuôi lợn, trần bì, hạch đào, lạc đậy kín giảm lửa hầm nhừ, ăn nóng.

Tác giả: Mộc