Chọn rau phù hợp món lẩu
Với từng món lẩu, bạn nên chọn các loại rau phù hợp để cho món lẩu thêm hấp dẫn.
- Lẩu riêu cua: Có thể ăn kèm với các loại rau nhưng nhất thiết không thể thiếu các loại rau sống, đặc biệt là ít hoa chuối thái mỏng, ngâm nước muối trắng phau.
- Lẩu gà: Thường dùng các loại rau nhúng như bông súng, kèo nào, bắp chuối, cải xanh, rau đắng, rau muống.
- Lẩu bò: Ngoài xương bò và thịt thì không thể nào thiếu những món rau ăn kèm như rau cải thảo; rau cải xanh; rau cần, rau mồng tơi khế chua và một số loại nấm...
- Lẩu hải sản: Bạn có thể ăn cùng với các loại rau như rau muống, rau cải, rau rút, các loại nấm như nấm kim châm, nấm trắng, giá đỗ để nhúng ăn kèm với hải sản thêm ngon miệng, tăng thêm khẩu vị.
- Lẩu ốc: Các loại rau ăn cùng loại lẩu ốc không thể thiếu được rau tía tô thái nhỏ và rau muống chẻ. Ngoài ra thịt bò, giò tai, đậu cũng là những đồ ăn kèm phù hợp với món này.
- Lẩu vịt: Thường cho rau ngổ để thêm thơm, nhưng loại rau chủ đạo của món này lại là rau muống bỏ bớt lá, khi chần, ngọn rau xanh mướt, giòn sần sật.
4 loại rau không nên chọn ăn cùng lẩu
Không nhúng các loại rau lạ, nấm lạ
Nhiều gia đình có sở thích ăn các loại rau rừng, nấm rừng... nhưng điều đó cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây độc vì ta không biết rõ về nó. Các chuyên gia cảnh báo,
không phải loại nấm nào cũng an toàn khi ăn và mọi người phải cẩn trọng khi tự ý hái nấm lạ. Nếu ăn phải các loại rau, nấu có chứa độc tố thì người ăn có thể bị ngộ độc, thậm chí là tử vong. Nấm kim châm, đùi gà... là những loại nấm thích hợp với việc ăn lẩu.
Không ăn rau kinh giới với lẩu gà
Gà được khuyến cáo không nên ăn cùng rau kinh giới vì theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới lại có vị cay tính ấm phá kết khí. Kết hợp hai thứ này sẽ gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não. Vì vậy, nếu ăn lẩu gà thì nên tránh xa rau kinh giới. Lẩu gà hợp nhất là rau ngải cứu, cải xanh, rau đắng, rau muống, bắp chuối.
Lẩu hải sản kỵ cà chua
Lẩu hải sản có đặc tính là tanh, rất hợp với các loại rau như rau muống, rau cần, cải ngồng, hành tươi, các loại rau thơm, dứa… nhưng được khuyên không nên kết hợp với cà chua bởi vì khi kết hợp với loại rau quả giàu vitamin C như cà chua thì asen pentavenlent có trong hải sản sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), ăn vào có thể gây ngộ độc cho cơ thể.
Lẩu riêu cua bắp bò kỵ rau mồng tơi
Lẩu riêu cua bắp bò không thể thiếu rau cải thảo, rau cải xanh, khế chua và một số loại nấm... nhưng được khuyên không nên kết hợp với rau mồng tơi vì sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn.
Ngoài ra, lẩu riêu cua bắp bò cũng được khuyên không kết hợp với cần tây, khoai lang và khoai tây. Vì cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.
Lưu ý khi ăn lẩu
Đừng ăn thức ăn quá nóng
Việc ăn những thực phẩm quá nóng sẽ khiến khoang miệng, dạ dày và thực quản của bạn dễ bị tổn thương. Đồng thời khi nhiều gia vị cay kết hợp với nhau, chúng sẽ dễ gây viêm loét đường tiêu hóa của bạn. Vì vậy bạn nên để thức ăn nguội bớt rồi mới ăn.
Không nên ăn quá lâu, liên tục
Khi bạn ăn lẩu trong mấy tiếng đồng hồ liên tục, sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, đường ruột của ta liên tục phải làm việc, dịch tiêu hóa giảm làm rối loạn đường tiêu hóa của bạn.
Cần thay nước lẩu nếu bạn ăn lâu
Khi nước lẩu nấu càng lâu, càng về cuối sẽ càng mặn. Nồi lẩu sôi đi, sôi lại sẽ khiến các hàm lượng vitamin và các chất có lợi trong thức ăn bị giảm đi. Thay vào đó là hàm lượng chất béo bão hòa, natri, purine và các thành phần khác gây hại cho cơ thể của bạn tăng cao. Chúng sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh gút (gout), tiểu đường hoặc một số bệnh khác cho ta.
Không nên ăn đồ nhúng còn tái, đỏ
Khi bạn ăn thịt nhúng còn tái, đỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng xâm nhập vào đường tiêu hóa của bạn. Do đó, bạn cần đợi thịt chín kỹ hoàn toàn rồi mới ăn. Trước đó bạn hãy đợi nước lẩu sôi cao rồi mới để thức ăn vào nồi lẩu, để đảm bảo thức ăn của bạn được làm nóng và chín kỹ.
Không ăn lẩu và uống đồ lạnh cùng lúc
Bởi khi bạn ăn lẩu và uống nước đá sẽ kích thích dạ dày co bóp, gây giảm tiết dịch tiêu hóa đồng thời sẽ làm giảm lượng men tiêu hóa. Từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa của bạn.
Tác giả: Mộc
-
4 loại thịt giúp tăng cường đề kháng nên ăn nhiều vào mùa đông
-
Sau tuổi 50, người thông minh kiềm chế 3 ham muốn này và sống một cuộc đời bình yên
-
Đi chợ đừng mua 7 loại rau củ quả này, đến người bán cũng không dám ăn
-
Showbiz 5/11: Nam Em có hành động gây tranh cãi, Hồng Đăng tiết lộ phải tập "cai" điều này sau khi nghỉ việc
-
Đăng Khôi lần đầu tiết lộ về việc buộc phải ngưng ca hát suốt 10 năm vì biến cố sức khỏe