Gan là cơ quan giải độc lớn nhất cơ thể, có vai trò đặc biệt bảo vệ sức khỏe của con người. Theo y học cổ truyền, từ 11h đêm hôm trước tới 2h sáng hôm sau là lúc gan bài độc, "bảo dưỡng. Duy trì những thói quen dưới đây vào ban đêm chính là đang phá hủy gan.
Ăn quá muộn và quá nhiều
Một ngày chúng ta cần ăn đủ 3 bữa chính để đảm bảo cơ thể luôn có đủ năng lượng để hoạt động. Tuy nhiên, không phải ăn giờ nào cũng tốt. Ăn quá muộn, sát giờ ngủ sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Thức khuya, cảm thấy đói, ăn muộn, chọn những món ăn nhiều gia vị, nhiều đường, nhiều dầu mỡ sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn gây hại cho sức khỏe tổng thể và đặc biệt là gan.
Ăn quá no ngay sát giờ ngủ, đặc biệt là tiêu thụ các thực phẩm giàu calo, chất béo và đường sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển hóa, quá trình thải độc của gan. Việc này khiến chất béo tích tụ trong gan, lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng gan nhiễm mỡ, làm cơ thể tăng cân. Chưa kể tới việc ăn no ngay sát giờ ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng khó ngủ.
Ăn no vào ban đêm cũng khiến bạn dửng dưng với bữa sáng Bỏ qua bữa sáng sẽ khiến cơ thể bị đói và làm sức khỏe càng xuống dốc.
Hút thuốc và uống rượu
Đối với nhiều người, hút thuốc và uống rượu là hai thú vui, giúp giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cảnh báo từ rất lâu rằng đây là hai thói quen cực kỳ có hại cho sức khỏe.
Hút thuốc sẽ làm tăng gánh nặng giải độc cho gan và làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng của gan. Các hóa chất trong thuốc lá đi đến gan và gây ra stress oxy hóa, tạo ra gốc tự do làm tổn thương tế bào gan. Ngoài ra, nó còn gây ra hiện tượng xơ hóa gan.
Hút thuốc trước khi ngủ sẽ kích thích não bộ, khiến bạn càng khó đi vào giấc ngủ hơn. Hút thuốc ở trong phòng đóng kín cửa còn khiến các thành viên khác trong gia đình bị ảnh hưởng bởi khói thuốc, gây hại cho phổi.
Trong khi đó, uống rượu trước khi đi ngủ cũng là một trong những hành vi dễ làm hỏng gan. Sau khi uống, rượu sẽ cần được gan chuyển hóa.
Bạn cảm thấy buồn ngủ sau khi uống rượu là do quá trình chuyển hóa của cơ thể giảm xuống - gây suy yếu khả năng thải độc của gan. Gan phải gánh trách nhiệm cho cả việc thanh nhiệt và giải độc. Việc chuyển hóa rượu sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Về lâu dài sẽ khiến bộ phận này suy giảm chức năng.
Tức giận trước khi ngủ
Khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra catecholamin - một chất tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm tăng độc tố trong gan và máu. Khi đó, gan rất dễ bị tổn thương.
Giận dữ trước khi ngủ rồi ngủ tiếp đi sẽ ảnh hưởng tới khả năng thải độc và sửa chữa của gan, làm mức độ tổn hại gan gấp đôi.
Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, tức giận làm tăng hoạt động của tim, gây ra mất ngủ. Việc thiếu ngủ sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể giảm xuống và ảnh hưởng đến khả năng tự phục hồi của các cơ quan nội tạng vào ban đêm.
Thức khuya nghịch điện thoại
Khi ngủ, cơ thể chúng ta sẽ bước vào giai đoạn tự sữa chữa và giải độc. thiếu ngủ có thể gây ra stress oxy hóa cho gan. Trong khi đó, phần lớn người trẻ có thói quen dùng điện thoại trước khi ngủ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng đến sự sản sinh melatonin - một loại hormone có tác dụng điều hòa chu kỳ ngủ - khiến tâm trí của con người trở nên hưng phấn và gây mất ngủ.
Vì vậy, tốt nhất không nên dùng điện thoại khi đã lên giường. Hãy cố gắng ngủ vào một giờ nhất định Thay vì xem điện thoại trước giờ ngủ, bạn có thể thực hiện một số thói quen khác giúp dễ ngủ và bảo vệ sức khỏe như trò chuyện với người thân, thiền định...
Tác giả: Thanh Huyền
-
Người tuổi thọ ngắn thường có 5 biểu hiện vào buổi sáng, có nhiều hơn 2 điểm thì khó sống thọ
-
6 thực phẩm bổ não, giúp trí tuệ minh mẫn mỗi ngày
-
Ai hay đau nhức xương khớp nhớ kiêng ăn 6 món, đặc biệt món số 1 càng dùng bệnh càng tăng nặng
-
10 loại rau củ chứa nhiều tinh bột, càng ăn càng tăng cân, tích mỡ
-
Vì sao có người dễ bị đỏ mặt khi uống rượu, có người lại không: Hóa ra nguyên nhân là đây