Theo Đông y, cây sả được gọi là hương mao hay cỏ chanh, có mùi thơm đặc biệt. Lá sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu dễ bay hơi. Thân sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác.
Sả không chỉ là một loại gia vị mà còn là vị thuốc quý, rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể:
Giải độc
Sả có tác dụng lợi tiểu, giúp thải độc cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang sạch sẽ, hỗ trợ loại bỏ các chất độc hại và giảm acid uric trong cơ thể.
Có thể dùng sả để giải rượu. Dùng 1 ít sả giã nát pha vào nước rồi gạn lấy 1 chén để uống. Người say rượu sẽ nhanh chóng tỉnh, đỡ mệt, giảm đau đầu.
Giúp tiêu hóa tốt, chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Trà sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn uống chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa hoặc kích kích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.
Bạn có thể lấy 30-50g sả tươi đun sôi lên, thêm đường và uống nóng 2-3 lần/ngày dùng để trị chứng bội thực, đau bụng tả, nôn ẹo, cảm sốt...
Hạ huyết áp
Các tinh chất có trong sả có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, hạ huyết áp.
Giải cảm, trị nhức đầu
Lá sả kết hợp với kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi đem đun sôi dùng làm nước xông giải cảm rất tốt.
Giảm cân, làm đẹp
Các dưỡng chất trong sả có tác dụng cải thiện làn da hiệu quả. Tinh dầu sả giúp giảm mụn nhọt. Nó cũng làm săn chắc các cơ, mô trong cơ thể.
Người Thái Lan cho rằng sử dụng sả có khả năng giúp đốt cháy mỡ thừa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp máu lưu thông tốt hơn.Trong khi đó, người Ấn Độ cổ đại sử dụng sả kết hợp với một vài nguyên liệu khác để tạo ra một loại trà vừa có tác dụng làm đẹp vừa giúp ngăn ngừa một số bệnh đơn giản.
Bạn cần chuẩn bị sả (tươi hoặc khô), gừng, quế, chanh, mật ong.
Đun sôi 2 cốc nước sau đó bỏ thêm 2 nhúm sả khô hoặc 2 củ sả tươi đập dập. Thêm 1/2 củ gừng giã nát, 1 miếng quế nhỏ vào đun sôi vài phút. Sau đó lọc lấy nước. Để nước nguội bớt thì thêm chanh và mật ong vào khuấy đều là có thể uống.