Nên hỏi rõ mục đích vay tiền
Nếu như ai đó hỏi mượn tiền bạn, cho dù ai đó muốn mượn bạn 100 triệu hay chỉ 1 triệu, bạn hoàn toàn có quyền được biết họ dự định dùng tiền để làm gì. Đặc biệt, nếu như con số càng nhiều thì việc hỏi kỹ càng càng trở nên cần thiết.
Cho người khác mượn tiền cũng phải xem xét xem hoàn cảnh ra sao. Nếu đối phương thật sự cấp bách, cần tiền trị bệnh, cứu mạng thì bạn có thể cho vay. Tuy nhiên, nếu như họ vay tiền để làm ăn, hoặc mua những món đồ xa xỉ như ô tô, xe máy, điện thoại...thì bạn có thể phải xem xét lại việc nên hay không nên cho vay tiền. Cho họ vay tiền vào những trường hợp này chính là tiếp tay đẩy họ đến với khủng hoảng tài chính, nợ nần chồng chất nhanh hơn chứ không hề giúp đỡ họ chút nào.
Trong cuộc sống, với những khoản tiền nhỏ nhỏ như vài trăm, vài triệu bạn có thể thoải mái cho vay. Bởi rủi ro nếu mất không tới mức làm bạn kiệt quệ, tán gia bại sản. Nhưng nếu con số đó là vài chục triệu, cả trăm triệu hoặc cao hơn nữa, dù thân đến đâu cũng nên có thỏa thuận trên giấy tờ cụ thể để tránh trở thành "ATM sống" hay phải "quỳ xuống đòi nợ".
Đặc biệt, nếu việc cho vay tiền có thể ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu, khiến bạn gặp rủi ro về tài chính trong tương lai hoặc đơn giản là bạn không thoải mái với người vay, bạn hoàn toàn có quyền từ chối bởi nó quá sức của bạn.
Khi cho vay nên có kèm ngày trả
Khi bạn quyết định cho vay tiền, hãy đưa ra các điều kiện cụ thể với đối phương. Đặc biệt, bạn nên nói với người kia tới ngày nào người đó cần trả lại cho bạn. Nếu là một khoản tiền nhỏ, bạn có thể nói miệng thời gian hoàn trả khoản tiền đó. Còn nếu là một khoản kha khá, bạn cần có giấy tờ rõ ràng, cụ thể khi nào sẽ trả, trả trong bao lâu hay mỗi tháng trả bao nhiêu.
Dù rằng có phần hơi cứng nhắc, "khó khăn" với bạn bè, người thân khi rạch ròi như thế, song, đây cũng lại là cách đơn giản nhất để tránh những cãi vã, mâu thuẫn hay điều tiếng về sau.
Nên chuẩn bị phương án có thể bị mất tiền
Khi bạn cho ai đó vay tiền, bạn cũng nên đặt sẵn kịch bản số tiền đó có thể quay lại với bạn nữa. Hoặc rất lâu năm nó mới quay lại với bạn và lúc đó tiền đã bị trượt giá rất nhiều. Tuy nhiên, tùy thuộc vào người vay và hoàn cảnh của khoản vay, hãy chấp nhận rằng có trường hợp bạn sẽ không bao giờ nhận lại được toàn bộ số tiền đó nhưng vẫn phải "rút ví".
Chẳng hạn như khi một bạn thân bị bệnh cần dùng tiền gấp, hay thật sự túng thiếu có thể ảnh hưởng đến sống còn, nếu như trong phạm vi năng lực bản thân cho phép bạn có thể giúp một tay dù chẳng biết khi nào lấy lại được. Thế nhưng, đây là tình huống không thể nào bỏ qua hay ngó lơ đơn thuần được nữa rồi.
Khi bạn cho ai đó vay tiền nó cũng giống như trò chơi may rủi vậy. Thế nên đừng cho vay nhiều hơn khả năng của bạn, để nếu mất cũng không quá đau lòng. Trong cuộc sống tiền rất quan trọng những có những mối quan hệ, những việc cụ thể quan trọng hơn tiền bạc. Vì vậy, nếu bạn có thể giúp đỡ người khác mà không ảnh hưởng tới cuộc sống của mình, thì đừng ngần ngại giúp đỡ.
Tác giả: Min Min
-
Đừng nói lời nhạt nhẽo đến phát chán khi "yêu", mạnh dạn thốt 6 câu "gợi cảm" này, chàng sẽ phát điên vì bạn
-
4 điều bồ có mà vợ không có, khiến đàn ông luôn thích những mối quan hệ ngoài luồng
-
3 điều trong cuộc sống quý hơn tiền bạc, người đàn ông chỉ trao cho người phụ nữ họ thật sự trân trọng
-
Đàn bà sướng hay khổ là do 4 thói quen sống này quyết định
-
Cho 500 triệu mua nhà mới nhưng mẹ chồng lại buông một câu đắng chát khiến con dâu phải tự động trả lại ngay