Rau ngải cứu thường được xuất hiện trong các món lẩu gà của người miền Bắc, vị đăng đắng tương tự như rau đắng miền Nam. Ngải cứu cũng thường xuất hiện trong món trứng tráng ngải cứu và gà ác hầm, trứng vịt lộn hầm. Ngải cứu là cây thân thảo sống lâu năm và rất dễ phát triển nên được bán ngoài chợ với giá rẻ. Ngải cứu cũng là loại rau không bị sâu bệnh nên ăn khá an toàn.
Trong y học ngải cứu là vị thuốc quý được dùng từ thời xa xưa, cho tới bây giờ, được dùng trong Đông y và diện chẩn.
Các công dụng của ngải cứu
Cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu từ 0,20 - 0,34% với thành phần chủ yếu là monoterpen, dehydromatricaria ester, tetradecatrilin, tricosanol, aracholalcol và sesquiterpene... Chính vì thế ngải cứu được dùng để xoa dịu cơn đau, tăng tuần hoàn máu, giúp nhuận tràng và lợi tiểu. Dùng ngải cứu giúp an thần, lợi mật và kháng khuẩn tốt. Cây ngải cứu thường được dùng cho nữ giới, những người táo bón, đầy hơi.
Ngải cứu đuổi muỗi
Bạn có thể dùng nước ngải cứu hoặc ngải cứu khô đốt lên để xông nhà giúp làm ấm làm thơm nhà và cũng giúp xua đuổi côn trùng đặc biệt đuổi muỗi.
Ngải cứu trị đau thần kinh tọa
Kinh nghiệm dân gian dùng ngải cứu sao lên cho thêm muối vào rồi bọc trong túi vải dày và chườm vào vị trí đau giúp giảm đau.
Ngải cứu giúp tiêu hoá tốt
Một trong những công dụng hàng đầu của ngải cứu là hỗ trợ tiêu hóa giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa từ gan, mật, đường ruột. Ngải cứu nâng cao chức năng gan và giúp lợi mậtnên giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn. Ăn ngải cứu còn trị táo bón, khó tiêu. Bạn có thể cho ngải cứu rửa sạch hầm với cá diếc để tạo thành canh ngải cứu cá diếc.
Ngải cứu điều hòa kinh nguyệt
Ngải cứu giúp trị chứng bế kinh tắc kinh ở nữ giới. Ngải cứu giúp ấm tử cung, cải thiện khả năng sinh sản. Ngải cứu phối hợp với ích mẫu hỗ trợ điều kinh rất tốt.
Ngải cứu trừ cảm lạnh, giúp làm đẹp da
Lá ngải cứu giúp tăng cường lưu thông khí huyết, điều hòa âm dương trong cơ thể trừ cảm lạnh. Bạn hãy dùng lá ngải cứu nấu nước rồi ngâm chân, giúp đả thông kinh mạch. Nấu nước ngải cứu để ngâm chân giúp thoát khí lạnh ra ngoài. Nước lá ngải cứu để tắm có thể giúp thư giãn, làm sạch da và sáng da.
Ngải cứu trị đau xương khớp
Nhiều phụ nữ sau khi sinh con bị đau nhức xương khớp.Hãy dùng 50 gram ngải cứu khô và vài lát gừng để đun nước tắm hoặc ngâm chân. Ngải cứu khô có tác dụng điều hòa khí huyết, giúp làm ấm kinh mạch, trừ phong hàn và giảm đau nhức. Phụ nữ sau khi sinh dễ sinh phong hàn, nên thường xuyên dùng ngải cứu đun nước tắm.
Trị gàu, giảm ngứa đầu, giúp ngủ ngon
Vì ngải cứu có thể kháng viêm nên khi gội đầu nước ngải cứu giúp bạn trị ngứa đầu, trị gàu. Thời gian đầu, bạn gội bằng nước ngải cứu khoảng 3 lần/tuần. Sau khi da đầu hết ngứa, có thể gội 1-2 lần/tuần. Kiên trì thực hiện phương pháp này, tóc sẽ ngày càng bồng bềnh và hết ngứa. Gội đầu ngải cứu cũng giúp cho tuần hoàn lưu thông thư giãn giảm đau đầu giúp ngủ ngon hơn.
Ngải cứu giúp cầm máu
Ngải cứu có tính kháng viêm nên giúp cầm máu tốt. Những người nôn ra máu, dùng ngải cứu có thể hỗ trợ tình trạng này. Dùng lá ngải cứu rửa sạch giã nát đắp lên vết thương giúp giữ máu tốt hơn.
Ngải cứu chữa chứng suy nhược cơ thể
Ngải cứu trong dân gian được biết đến là một bài thuốc bổ vô cùng hữu hiệu. Có thể dùng ngải cứu nấu với hạt sen, táo đỏ và gà ác, hầm kỹ giúp làm món ăn đại bổ giúp khai thông khí huyết, trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể ở những người mới ốm dậy, bệnh lâu ngày. Dùng canh cá diếc nấu ngải cứu cũng giúp tăng cường dinh dưỡng, trị mệt mỏi suy nhược.
Giúp máu lưu thông, trị hoa mắt tiền đình
Với những người thường xuyên bị chóng mắt chóng mặt, máu tuần hoàn kém, máu khó lên não, hay bị tiền đình cũng có thể dùng trứng rán ngải cứu, hoặc nấu canh ngải cứu giúp cải thiện.
Chế biến món ăn bài thuốc ngải cứu
Ngải cứu kết hợp cá diếc: Đây là món ăn không phổ biến bằng trứng gà ngải cứu nhưng là món ăn bổ dưỡng. Cá diếc đồng mua về làm sạch, cho vào nước sôi ninh cho nhừ. Sau đó lá ngải cứu rửa sạch thả vào nấu kỹ để vị đắng của ngải cứu hòa quyện với cá rồi nêm nếm gia vị, ăn khi còn nóng. Bài thuốc này rất tốt để bồi dưỡng.
Ngải cứu trứng tráng: Thái nhỏ lá ngải cứu, đánh trứng với gia vị quyện đều với lá ngải cứu. Cho dầu ăn vào chảo đun nóng rồi đổ hỗn hợp trứng ngải cứu vào, rán cho vàng 1 mặt thì lật rán tiếp mặt kia. Sau đó chấm thêm với muối pha chanh quất ăn chống ngán.
Ngải cứu nấu canh gà: Xương gà hoặc cổ cánh gà, ức gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn cho vào hầm cho chín mềm, sau đó thả ngải cứu vào nấu thêm cho ngải cứu mềm, nêm nếm gia vị.
Gà ác hầm ngải cứu: Gà ác chọn con nhỏ làm sạch cho vào nồi cho kèm đảng sâm, ngải cứu, kỷ tử, táo đỏ, táo đen, hạt sen, hầm nhừ, ăn nóng
Ngải cứu hiện có có 2 loại ngải cứu trắng và tím. Ngải cứu tím cây thấp lá to hơn và mùi hăng hơn nhưng loại ngải cứu trắng phổ biến hơn. Để dùng ngải cứu bạn có thể thay đổi các món ăn trên trong tuần.
Ngải cứu sắc hoặc hãm trà uống thì chỉ nên dùng 3-5g khô (9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt. Khi khỏi bệnh thì nên nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Tác giả: An Nhiên
-
Cái tuổi nó đuổi xuân đi: 9 thực phẩm phụ nữ U40 nên ăn nhiều, ít bệnh, nhuận sắc trẻ lâu
-
Cơn sốt gạo Séng cù xanh, đừng dại mua, bị lừa tốn tiền lại còn có nguy cơ rước bệnh
-
Không phải cà phê, đây là 4 loại đồ uống giúp tỉnh táo, hạ mỡ máu lại ngừa K hiệu quả
-
Bất ngờ chuyên gia nói khoai lang sống còn tốt hơn khoai lang chín? Nên ăn khoai lang chín hay ăn sống?
-
Lợi ích đặc biệt của việc nhỏ dầu gió vào rốn trước khi đi ngủ