Chỉ trích trẻ nơi công cộng
Một số cha mẹ cho rằng la mắng con trước mặt người khác là một hình thức giáo dục. Nó sẽ giúp con nhận ra khuyết điểm và từ đó có ý chí mạnh mẽ để phấn đấu trở nên tốt đẹp hơn.
Nhưng theo các chuyên gia tâm lý, việc phê bình con trước mặt mọi người lại gây tác dụng ngược. Trước hết là làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, sau là khiến trẻ trở nên ương bướng, khó chỉ bảo. Một số đứa trẻ nói rằng điều mà chúng sợ nhất, hình phạt chúng cảm thấy nặng nề nhất là bị mất mặt.
Ở nơi công cộng không trách mắng con không có nghĩa là dung túng, đồng lõa cho sự sai trái. Chẳng hạn nếu trẻ sai như vô cớ đánh bạn, ăn vạ, mất bình tĩnh,… cha mẹ nên ngăn chặn ngay, nghiêm khắc nói rằng hành vi như vậy là không thể chấp nhận được. Đưa trẻ đến một nơi yên tĩnh và giúp trẻ phân biệt đúng sai kịp thời.
Cha mẹ cần giúp con sửa chữa những lỗi lầm nhưng không đến mức hạ thấp nhân cách của trẻ. Chẳng hạn, nếu trẻ xả rác ở nơi công cộng, bạn chỉ cần giáo dục trẻ tầm quan trọng của việc vệ sinh và tác hại của việc vệ sinh kém. Không nên nói với trẻ những câu như “Con không biết suy nghĩ à?” vì nó sẽ làm tổn thương nhân cách và lòng tự trọng của con. Chọn cách ứng xử khi giận dữ cũng sẽ bộc lộ đầy đủ trí tuệ cảm xúc của cha mẹ.
Cãi vã trước mặt trẻ
Mẫu thuẫn giữa cha mẹ dù có gay gắt đến đâu cũng đừng cãi nhau trước mặt con cái. Nó sẽ làm ảnh hưởng tâm lý nặng nề cho trẻ và tạo ra sự oán giận đối với cha mẹ.
Theo nghiên cứu, con cái của những bậc cha mẹ hay cãi vã thường bi quan hơn về thế giới, cáu kỉnh và nổi loạn hơn. Chúng cũng thường gặp rắc rối trong tình yêu và hôn nhân. Vậy nên cha mẹ có trí tuệ cảm xúc cao sẽ tránh tranh cãi với bạn đời trước mặt con cái. Thay vào đó, họ giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng hơn. Đây cũng là tấm gương tốt về lý trí và trí tuệ cho con cái.
Truyền năng lượng tiêu cực cho con
Những câu nói như “Con có biết để nuôi con ăn học, bố mẹ phải tốn bao nhiêu trông?”, “Vì con mà mẹ không được làm công việc yêu thích”, “Bố con suốt ngày chỉ biết ôm điện thoại, không giúp ích được gì”… giống như một con dao găm làm tổn thường trẻ. Bên cạnh đó, nó còn mang lại nhiều năng lượng tiêu cực cho chính cha mẹ. Dần dần con sẽ không còn muốn tương tác hoặc lắng nghe bạn nữa.
Những cha mẹ có trí tuệ cảm xúc cao sẽ biết cách không mang những cảm xúc tiêu cực của mình về nhà. Tất nhiên họ cũng không thể hiện chúng trước mặt con cái. Hơn ai hết, những cha mẹ này hiểu rằng trẻ cần có thái độ vui vẻ và tích cực để đối mặt với cuộc sống. Họ kiềm chế cảm xúc không tốt của mình và tìm thời gian cân bằng bản thân trước khi trút nó lên đầu con mình.
Không mỉa mai con
Thực tế thì hầu hết cha mẹ sẽ vô tình nói lời mỉa mai và làm tổn thương con mà không hề hay biết. Chẳng hạn, khi ai đó khen con bạn: “Bài kiểm tra lần này con được 9 điểm, giỏi quá” nhưng bạn lại nói: “Không, con còn tệ lắm, suốt ngày chỉ biết chơi thôi”. Điều này khiến trẻ cảm thấy không được cha mẹ chấp thuận và dần dần trở nên tự ti, tiêu cực.
Những cha mẹ có trí tuệ cảm xúc cao sẽ hướng dẫn con cái theo hướng tích cực, bày tỏ sự ghi nhận về thành tích nhưng họ cũng nói với con rằng điểm số không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá một con người và con không nên tự mãn vì điều đó.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Loại cá chứa nhiều DHA nhất, trẻ nhỏ càng ăn càng thông minh, mau lớn
-
Lấy chồng hào môn, khi ly hôn không giành quyền nuôi con, Triệu Lệ Dĩnh tiết lộ lý do thực sự gây xót xa
-
Trẻ học mẫu giáo có 3 hành vi này cho thấy tiềm năng trở thành học sinh xuất sắc
-
3 kiểu cha mẹ tưởng ‘lười biếng’ nhưng nuôi dạy con cực khéo
-
7 lý do cha mẹ nên cho con tiếp xúc với nghệ thuật trong giai đoạn mẫu giáo