Dân gian có câu "bệnh từ miệng vào" là ý nói những gì chúng ta ăn đều có liên quan tới sức khỏe. Việc ăn uống không khoa học có thể gây hại cho sức khỏe. Thực phẩm không đảm bảo có thể do nguyên liệu không tốt, thực phẩm ôi thiu nhưng điều đáng phải lưu tâm nữa là có những thực phẩm rất tươi ngon chất lượng chỉ vì cách chế biến mà gây ra nhiều chất độc hại. Do đó bạn có thể chi rất nhiều tiền mua thực phẩm sạch nhưng lại phạm vào những cách chế biến sau thì vẫn "rước" bệnh vào người:
Thường xuyên chiên thực phẩm ngập trong dầu
Các món chiên rán thường có mùi vị hấp dẫn. Nhưng nếu thường xuyên chiên rán thức ăn trong dầu thì kể cả ăn ở nhà cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Các món ăn chiên rán chẳng hạn như cá tẩm bột chiên giòn, khoai tây chiên, gà rán, phô mai que,... rất ngon miệng nhưng lại hại sức khỏe vì chúng quá nhiều chất béo. Khi thường xuyên chế biến thực phẩm theo cách chiên rán thì cơ thể sẽ nạp vào lượng lớn chất béo chuyển hóa, chúng có hàm lượng calo cao. Ăn quá nhiều chất béo chuyển hóa có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu (mỡ máu), tăng lượng cholesterol “xấu” LDL và ức chế cholesterol HDL có lợi cho sức khỏe.
Chính vì thế theo khuyến cáo của y khoa thì nên hạn chế cách chế biến chiên rán. Thế nhưng rất nhiều gia đình thích cách chế biến này, thậm chí còn thường xuyên dùng cách chế biến này để "dụ" trẻ nhỏ.
Khi chúng ta thường xuyên ăn thực phẩm chế biến ở dạng chiên ran thì vô hinh cơ thể tăng nguy cơ bị cao cholesterol và triacylglycerol trong máu. Hệ quả là thành mạch dày lên cản trở lưu thông máy gây ra nhồi máu cơ tim, tai biến... Một nghiên cứu trên tạp chí Heart chỉ ra rằng những người ăn nhiều đồ chiên rán mỗi tuần có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cao hơn 28%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 22% và nguy cơ suy tim cao hơn 37%. Nghiên cứu cho thấy, chỉ với việc ăn thêm một khẩu phần ăn đồ chiên rán (114 gam) cũng có thể làm tăng 3% nguy cơ đau tim và đột quỵ, tăng 2% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng 12% nguy cơ suy tim.
Khi cơ thể nạp nhiều chất béo cũng nảy sinh phản ứng viêm,từ đó sinh ra các bệnh, làm giảm miễn dịch.
Nấu đồ ăn chín quá kỹ hoặc ăn tái sống
Việt Nam có nhiều món gỏi, tái sống rất ngon nhưng lại có nguy cơ bị mất vệ sinh, nhiễm khuẩn, virus, mầm bệnh. Đó là rau sống, nem sống chua, gỏi cá, gỏi các loại, dưa chua, dưa ghém, nộm... Cách ăn sống, ăn tái như thế này làm tăng nguy cơ nhiễm sán nhiễm khuẩn cho cơ thể nên tăng nguy cơ ngộ độc và tăng nguy cơ bị bệnh nhiễm sán.
Ngược lại khi chế biến món ăn nấu quá chín kỹ thì cũng có thể làm phân hủy ra chất độc và mất dinh dưỡng. Ví dụ vitamin hầu như phân hủy khi bị nấu quá lâu ở nhiệt độ cao. Các loại thịt xương ninh quá kỹ sẽ giải phóng ra nitrit rất thơm ngon nhưng lại là nguồn cơn gây ung thư. Việc nhiều món ăn hâm đi hâm lại nhiều lần cũng không tốt cho sức khỏe.
Thái đồ ăn chín và ăn sống lẫn lộn, cất đồ ăn sống chín lẫn lộn
Thói quen dcùng chung thớt thái đồ ăn chín và đồ ăn sống có thể gây nguy hiểm làm nhiễm khuẩn chéo gây ra nhiều bệnh tật. Thế nên hãy dùng các loại thớt riêng cho các nhóm thực phẩm này nhé. Bên cạnh đó nếu bảo quản thực phẩm chín sống trong tủ lạnh không khoa học, để lẫn lộn có thể nhiễm khuẩn chéo.
Đun dầu ăn quá nóng
Nhiều gia đình không thường xuyên ăn đồ chiên rán nhưng khi chiên rán thì lại không để ý thường đun dầu quá nhiệt, bốc khói, đặc biệt lại đun chảo chống dính thật nóng mới đổ dầu vào rồi lại tiếp tục làm dầu nóng ở nhiệt quá cao mới cho thực phẩm vào. Dầu ăn cháy sản sinh ra nhiều chất độc gây hại cho cơ thể. Việc dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần cũng nguy hiểm tăng nguy cơ ung thư cho cơ thể. Chảo chống dính đun quá nóng cũng gây hại vì lớp chống dính có thể sản sinh ra chất độc hại.
Nướng cháy đồ ăn, xào cháy xém
Đồ ăn nướng cháy xém không phải là một sự vụng về mà nhiều người thích đồ ăn có cháy xém như này để tạo mùi thơm. Nhưng khi thức ăn cháy như vậy đặc biệt thịt rất dễ sản sinh ra chất độc hại. Vì vậy hãy nướng và xào vừa phải đủ chín không nên cháy nhiều.
Ngoài việc điều chỉnh lại cách nấu nướng, bạn cũng nên chú ý tránh việc nấu thừa đồ ăn hoặc nấu một lần ăn cho nhiều bữa, ninh đi ninh lại, hâm nóng đồ ăn nhiều lần sẽ làm sản sinh ra các chất độc hại và tăng nhiễm khuẩn. Thức ăn cất trong tủ lạnh cũng cần phân khu cẩn thận tránh tình trạng bị nhiễm khuẩn chéo gây hại.
Để chế biến thức ăn lành mạnh hơn nên ưu tiên các món hấp luộc, ăn lành mạnh đơn giản, để giữ được nhiều vitamin khoáng chất. Mỗi lần nấu nên nấu vừa phải ăn đến đâu hết đến đó, tránh để ăn đi ăn lại.
Tác giả: An Nhiên
-
Đến tuổi 50, tại sao các cặp vợ chồng cần ngủ riêng giường? 3 lợi ích nổi bật
-
4 loại quả ‘thần dược’ Việt Nam có sẵn: Bảo vệ thận, ngừa ung thư, ổn định đường huyết
-
Sức mạnh của bài thuốc từ Củ Cải tốt cho xương khớp mà ít người biết
-
5 tư thế ngủ dưỡng gan, khỏe thận: Ai làm được ngủ ngon - sống thọ
-
Một loại củ phổ biến ở Việt Nam được người Nhật ca ngợi giúp trường thọ, kiểm soát đường huyết