Rau củ quả là những thực phẩm dùng hàng ngày không thể thiếu. Nhưng trước tình hình phun hóa chất, chất bảo quản khiến nhiều người lo lắng thì bạn nên nhớ trong chợ có những loại rau rất rẻ nhưng lại cực tốt cho sức khỏe và an toàn. Còn có những loại rau chớ động vào, dù được cho cũng không nên lấy mà rước bệnh:
Những loại rau càng rẻ càng nên mua vì bổ và an toàn không có thuốc
Rau khoai lang: Rau khoai lang thường rẻ nhất chợ nhưng chúng khá an toàn. Bởi vì đặc tính khoai lang là thấy đất ẩm là bò lan, không bị sâu bệnh nên không lo bị phun thuốc. Hơn nữa rau khoai lang rất rẻ vì bị người Việt cho là rau cho lợn ngày xưa, không sang chảnh. Nhưng thực chất rau khoai lang rất nhiều dinh dưỡng và được Nhật Bản xem là rau trường thọ. Theo y học cổ truyền rau khoai lang có tính bình công dụng bồi bổ sức khỏe, cải thiện thị lực. TCòn phân tích thành phần cho thấy 100g rau lang chứa các chất dinh dưỡng điển hình như 22kcal năng lượng, 91,8g nước, 2,6g protein, 2,8g tinh bột, 11mg vitamin C, 900mg vitamin BB; các loại khoáng chất như: 48mg canxi, 54mg phốt pho, 2,7mg sắt. Rau khoai lang có lượng B2 cao hơn 10 lần củ khoai. Ăn rau khoai lang giúp chống táo bón, thải độc ruột và còn là rau chống ung thư tốt.
Rau mồng tơi: Mồng tơi tương tự khoai lang,dễ trồng dễ mọc và ít sâu bệnh nên không lo bị phun thuốc. Loại rau này ít được ưa chuộng và năng suất cao nên giá rẻ. Thế nhưng về dinh dưỡng, mồng tơi là rau vua. Theo y học cổ truyền, rau mồng tơi có tính hàn, không độc, có tác dụng giải độc, lợi tiểu… Mồng tơi nhiều nước, lá giòn, hơi nhớt dùng để xào, nấu canh, luộc, nhúng lẩu. Ở y học cổ truyền Ấn Độ, mồng tơi là thứ rau tốt điều trị thiếu máu, còn người Indonexia lại lấy rau mồng tơi hỗ trợ sản phụ khi sinh con, và hỗ trợ điều trị táo bón. Mông tơi được xem là loại rau tốt chống táo bón, tăng cường miễn dịch.
Rau sam: Loại rau bò dại trên đường này lại được rất nhiều nước ca ngợi. Rau sam có vị chua chua, dùng để nấu canh thanh nhiệt. Rau sam có tính kháng khuẩn tự nhiên nên không bị sâu bệnh. Chúng bò lan mọc dại rất nhanh nên không phải chăm bón phun thuốc nhiều. Rau sam giúp chống tiêu chảy, kiết lỵ trị mụn nhọt ghẻ lở rất tốt.
Rau dền: Rau dền là loại rau cực giàu axit folic và sắt tốt cho tim mạch, chống oxy hóa. Rau dền ăn rất ngọt. Rau dền chứa một loại axit amin gọi là lysine và các khoáng chất như kali, phốt pho, magiê và sắt và vitamin C và E giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây lão hóa và dẫn đến sự hình thành các tế bào ung thư. Giá rau dền cũng thuộc hàng rẻ nhất chợ.
Những loại rau có cho không cũng không nên lấy
Giá đỗ mập mạp không rễ: Giá đỗ là thực phẩm bổ dưỡng nhưng nếu trồng không đảm bảo thì lại nhiều chất độc. Do đó nếu thấy giá đỗ không rễ nên tránh mua bởi có thể chúng bị nhiễm hóa chất sẽ tăng nguy cơ ung thư nghiêm trọng, rất nguy hiểm cho người dùng. Những loại này thậm chí người bán còn không dám ăn.
Rau củ bị héo, mốc một phần: Rau củ quả bị nấm mốc thì sẽ sinh ra độc tố, đặc biệt nguy hiểm là có thể sinh ra aflatoxin nguy hiểm, tổn thương tế bào gan, gây thoái hóa và hoại tử, gây ung thư gan
Đôi khi nhiều người nghĩ chỉ cần loại bỏ phần héo mốc đi thì ăn tiếp mà không biết rằng nấm mốc nhỏ ti li có thể đã ăn sang những phần chưa héo mốc, nên khi nấu chín có thể không ngộ độc cấp nhưng tích tụ trong cơ thể gây hại nội tạng. Do đó đừng ham rẻ mà mua loại này. Nếu người bán có cho cũng đừng nên lấy bởi bạn không biết được nấm mốc đó đã lây lan mức nào. Độc tốt aflatoxin trong rau củ quả nấm mốc rất nguy hiểm, có thể làm tổn thương trực tiếp đến tế bào gan, .Gừng thối, gừng đã mọc mầm.
Gừng mọc mầm hoặc thối một góc: Gừng là một gia vị rất tốt cho sức khỏe nhưng khi chúng bị mọc mốc thì sẽ sản sinh ra safrole - đây là một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan và ung thư thực quản.Do vậy ngay cả khi bạn cắt bỏ phần mốc thì phần còn lại cũng không đảm bảo an toàn. Thế nên tuyệt đối không nên ăn loại gừng này.
Khoai lang có đốm đen: Khi khoai lang bị mọc đốm đen tức là bị hà rím thì lên độc tố nguy hiểm cho sức khỏe. Ăn lượng nhiều loại khoai lang này có thể ngộ độc cấp biểu hiện khó thở, buồn nôn, tiêu chảy… Về lâu dài có thể khiến bạn tích tụ chất độc nấm mốc gây hại nội tạng. Đặc biệt khuẩn vằn đen có thể tiết ra loại độc tố gọi là sê-tôn lên khoai lang. Khi chúng ta tiêu thụ lượng lớn sê-tôn từ khoai lang sẽ rất dễ bị trúng độc, nếu nghiêm trọng có thể sốt cao, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí tử vong.
Khoai tây vỏ xanh, mọc mầm: Khoai tây bình thường là thực phẩm ngon nhưng khi chúng chuyển vỏ màu xanh hoặc lên mầm thì rất nhiều độc tố. Độc số salonin trong khoai tây có thể gây ngộ độc nghiêm trọng. Đây là chất độc tự nhiên bảo vệ mầm khoai khỏi nấm, côn trùng. Khi ăn nhiều có thể bị nôn mửa tiêu chảy, ăn nhiều sẽ ngộ độc nặng.
Tác giả: An Nhiên
-
5 thực phẩm làm tăng nguy cơ huyết khối não và triệu chứng nhận biết
-
Nhân viên bật mí 7 thứ rẻ mấy cũng không nên mua trong siêu thị, nhất là cái đầu tiên
-
Loại cá bán đầy chợ, người Việt hay ăn nhưng ngậm rất nhiều chất bẩn, cần tránh kẻo rước họa có ngày
-
Bộ phận của con lợn chỉ có 2 lạng: Vừa giàu canxi lại bổ thận tráng dương, dồi dào sinh lực
-
Người Nhật thích ngủ dưới sàn thay vì ngủ trên giường: Hóa ra vì 4 công dụng quý