Lỡ ăn các món lên men làm hơi thở có nồng độ cồn, đây là cách giúp bạn loại bỏ cồn

( PHUNUTODAY ) - Một số loại đồ ăn, thức uống lên men, thuốc siro, cảm cúm, dung dịch sát trùng miệng... có thể khiến hơi thở có nồng độ cồn.

Một số thực phẩm làm hơi thở có nồng độ cồn

Ngoài các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, có nhiều món ăn, thức uống, thậm chí là thuốc có thể khiến nồng độ cồn trong máu tăng lên. Một số thực phẩm có thể kể đến là:

- Một số loại trái cây chín, có lượng đường cao như sầu riêng, vải, chôm chôm... Các loại trái cây này có khả năng lên men tự nhiên và sinh ra cồn. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa việc uống rượu bia với ăn các loại trái cây bị lên men nằm ở lượng cồn trong máu. Khi ăn trái cây, lượng cồn chỉ ở trong miệng, qua hơi thở chứ không có trong mau. Thông thường, thời gian hết nồng độ cồn sẽ rơi vào khoảng 15-30 phút tùy lượng thực phẩm mà bạn đã ăn.

nong-do-con-01

- Các loại kẹo cao su không đường, protein bars;

- Một số loại nước sốt cay nóng;

- Các món ăn sử dụng rượu, bia, rượu vang trong quá trình chế biến. Nghiên cứu chỉ ra rằng thịt hấp nấu có bia rượu sẽ giữ lại 85% lượng cồn, thịt ướp với rượu bia sẽ giữ 70% lượng cồn. Thực phẩm phải được nấu chín kỹ trong vòng 150 phút thì lượng cồn mới giảm xuống còn 5% so với khi sơ chế.

- Một số loại siro ho, thuốc ngủ, thuốc hít hen suyễn, một số loại vitamin, nước súc miệng, nước xịt thơm miệng...

- Các loại đồ uống như bia hoặc rượu vang không cồn, soda lên men, thức uống năng lượng...

Những người bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc người mắc hội chứng tự sinh rượu (auto-brewery syndrome - còn gọi là hội chứng say xỉn không do uống rượu) cũng có thể có kết quả dương tính khi kiểm tra nồng độ cồn. Thông thường, đây là những trường hợp ít gặp phải.

Cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở khi ăn thực phẩm lên men

TS Bùi Lê Minh - Trưởng Ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho biết, khi sử dụng các thực phẩm có chứa một lượng cồn nhỏ thì nên súc miệng thật kỹ và chờ khoảng 30 phút trước khi lái xe để đảm bảo cồn không còn trong hơi thở.

Nếu sử dụng các loại nước súc miệng có cồn thì chỉ cần súc miệng lại bằng nước lọc là lượng cồn trong hơi thở sẽ biến mất.

Khi sử dụng rượu bia, cơ thể sẽ mất khoảng 12-24 tiếng để hoàn toàn chuyển hóa và đào thải cồn ra ngoài.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link