Người dân Hà Nội và Sài Gòn đổ ra đường, háo hức chờ đợi khoảnh khắc giao thừa đón năm mới 2017.
Tối ngày 31/12, trước thời khắc chuyển giao giữa năm 2016 và 2017, người dân Hà Nội và Sài Gòn đã xuống phố khá sớm, cùng đi chơi và chờ đón khoảnh khắc ý nghĩa này với bạn bè, người thân...
Từ 19 giờ tối tại khu vực Bờ Hồ, rất đông người dân đã có mặt để tham dự lễ hội chào năm mới 2017.
Tết Nguyên đán: Hà Nội siết chặt công tác phòng chống cháy nổ
Trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, Hà Nội siết chặt công tác đảm bảo an toàn PCCC tại các cơ sở trọng điểm, nơi tập trung đông người trên địa bàn thành phố, không để cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Nhằm đảm bảo an toàn trong dịp Tết Nguyên đán, UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã và lực lượng Cảnh sát PCCC tăng cường đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy trong thời gian trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Đinh Dậu 2017.
Văn bản chỉ đạo nêu rõ, trong thời gian trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lượng hàng hóa lưu trữ, luân chuyển, gia tăng đột biến, cũng là thời điểm trên địa bàn thành phố diễn ra nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, các hoạt động văn hóa, xã hội quan trọng; thời tiết đang trong mùa hanh khô, ảnh hưởng cực đoan của biến đổi khí hậu. Những điều kiện đó tác động đến tình hình cháy, nổ trên địa bàn thành phố; thực tế đã xảy ra các vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn phòng, chống cháy, nổ, ngăn chặn, kiềm chế đến mức thấp nhất vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra; không để cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản; đảm bảo an ninh trật tự phục vụ nhân dân đón năm mới và Tết cổ truyền dân tộc, UBND TP Hà Nội đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu các cơ sở trên địa bàn thành phố bám sát, thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động, các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của UBND thành phố về công tác PCCC.
Ngoài ra, cần nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị về nội dung, nhiệm vụ công tác PCCC tại cơ quan, đơn vị, cơ sở và địa bàn của mình quản lý, phụ trách. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân trong thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy, các quy định khác của pháp luật về PCCC. Chú trọng các biện pháp phòng ngừa và kỹ năng xử lý, thoát nạn, thoát hiểm khi có cháy, nổ xảy ra.
Lãnh đạo các đơn vị, Thủ trưởng, người đứng đầu các cơ sở triển khai ngay công tác kiểm tra, tự kiểm tra an toàn PCCC; khắc phục kịp thời các tồn tại, thiếu sót, vi phạm về an toàn PCCC. Quan tâm, duy trì hoạt động của lực lượng PCCC chuyên ngành, PCCC cơ sở, các lực lượng bảo vệ cơ quan, đơn vị và dân phố, dân phòng theo phương châm “4 tại chỗ”… đảm bảo ứng trực làm nhiệm vụ và xử lý kịp thời ngay từ đầu khi có tình huống cháy, nổ xảy ra nhất là trong những ngày nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Lực lượng cảnh sát PCCC, các đơn vị Công an, Quân đội và các ngành có liên quan của thành phố thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn phòng cháy tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, những cơ sở tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ nghiêm trọng như: Các khu nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ tồn trữ nhiều chất cháy; các công trình cao tầng; trung tâm thương mại, chợ; nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tập trung đông người, nơi tổ chức lễ hội; các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa. Đảm bảo, duy trì lực lượng, phương tiện ứng trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả khi có cháy, nổ xảy ra.
Chìm ghe chở 34 người đi đám cưới, 2 người chết
Chiếc ghe chở 34 người trong gia đình nhà trai đến khu vực suối Sa Mách (Đồng Nai) thì bị chìm. Trong số người tử nạn có mẹ của chú rể.
Công an xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) xác nhận địa bàn xã vừa xảy ra vụ chìm ghe trên suối Sa Mách (ấp Bình Chánh, xã Phú Lý) làm 2 người chết. Nạn nhân tử vong được xác định là bà Phạm Thị Mận (74 tuổi, quê Bến Tre) và chị Bùi Thị Hiền (37 tuổi, ngụ xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, Đồng Nai).
Theo công an, ngày 30/12, bà Mận cùng những người trong gia tộc tổ chức đám cưới cho con trai tại ấp 5, xã Thanh Sơn. Do nhà cô dâu ở xã Phú Lý, đường bộ quanh co, khó đi nên gia đình chú rể thuê ghe của chị Bùi Thị Hiền làm phương tiện di chuyển.
Đến 16h15 cùng ngày, ghe chở 34 người trong gia đình chú rể đến khu vực suối Sa Mách thuộc ấp Bình Chánh (xã Phú Lý) thì phương tiện bị lật, chìm. Những người trên ghe bơi vào bờ, thoát nạn trong khi mẹ chú rể và chủ ghe tử vong.
Nhận tin báo, Công an xã Phú Lý có mặt tại hiện trường và báo sự việc lên cơ quan Công an huyện Vĩnh Cửu, Công an tỉnh Đồng Nai. Cùng ngày, lực lượng chức năng tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm pháp y, điều tra làm rõ vụ việc.
Theo Công an xã Phú Lý, hiện trường vụ tai nạn thuộc khu vực bán ngập của hồ thủy điện Trị An. Thời điểm ghe chìm, mực nước dâng cao nên lòng suối rộng khoảng 50 m.
“Chiếc ghe chìm ở suối nên mọi người bơi được vào bờ. Nếu ra khu vực lòng hồ thì khó lường được con số thiệt hại về người”, lãnh đạo Công an xã Phú Lý nói.
Bắc Kạn: Mổ lấy chiếc kéo để quên 18 năm trong bụng bệnh nhân
Chiều ngày 31/12, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cho biết đã mổ lấy chiếc kéo dài 15 cm trong bụng bệnh nhân ra thành công.
Sau ca mổ kéo dài 1 tiếng 30 phút tiến hành tại tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên. Chiếc kéo dài 15cm để quên trong người bệnh nhân 18 năm đã được lấy ra thành công. Tuy nhiên, chiếc kéo đã bị han gỉ và đâm thủng đại tràng của bệnh nhân. Hiện nay các bác sĩ vẫn đang tiến hành khâu nối đại tràng cho bệnh nhân.
Bà Trịnh Thị Lượng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn cho biết, bệnh viện đã mời GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức Hà Nội; cùng 2 bác sĩ giỏi của Bệnh viện Việt Đức và PGS.TS Công Quyết Thắng, Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam để tiến hành thăm khám, chẩn đoán tình trạng chiếc panh trong bụng bệnh nhân Ma Văn Nhật và tiến hành ca mổ.
Sau khi thăm khám và chẩn đoán kỹ lưỡng, GS.TS Trịnh Hồng Sơn đã giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, về những biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật. Khi nghe được giải thích đầy đủ, người nhà bệnh nhân và bệnh nhân đã đồng ý để các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật.
Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cũng cho biết, bệnh nhân đã có thẻ Bảo hiểm Y tế, nên việc chi trả viện phí sẽ không nhiều. Nếu có phát sinh liên quan đến thanh toán viện phí, Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn sẵn sàng phối hợp cùng gia đình bệnh nhân thực hiện, với mục tiêu mau chóng giúp người bệnh sớm hồi phục, khỏe mạnh.
Như báo Công lý đã đưa tin, ông Ma Văn Nhật (54 tuổi, trú tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) sau khi đi khám sức khỏe, các bác sĩ đã chụp X - quang, siêu âm ổ bụng cho thấy, có một dị vật trong ổ bụng ông Nhật, dị vật này được xác định là chiếc kéo chuyên dùng trong khi mổ của ngành y.
Ngày 27/12, ông Nhật tiếp tục đi siêu âm lại ở Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn, kết quả siêu âm cũng phát hiện 1 dị vật trong ổ bụng.
Ông Nhật cho biết từng mổ ở Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn vào tháng 6/1998. Thời điểm đó, ông bị tai nạn giao thông chấn thương ở mạng sườn phải, vào Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn phẫu thuật. Tuy nhiên, ca mổ được thực hiện cách đây 18 năm nên ông không nhớ rõ kíp mổ là ai.
“Vụ việc xảy ra cách đây 18 năm nên rất khó để xác định được ê-kip mổ cho ông Nhật thời điểm đó. Tuy vậy, bệnh viện đang cho kiểm tra lại những bác sĩ đã tham gia kíp mổ này. Đồng thời, bệnh viện sẽ họp và kiểm tra lại hồ sơ để có các biện pháp giải quyết”, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho hay.
Tác giả: Nguyễn Tài Tiến
-
"Tước phù hiệu một tháng đối với nhà xe bỏ rơi khách"
-
"Đình công" tại BX Mỹ Đình: Hành khách bức xúc vì bị nhà xe "bỏ rơi"
-
Các địa điểm diễn ra Countdown tối nay (31/12) trên cả nước
-
Đồng Nai thưởng Tết cao nhất 736 triệu đồng, Quảng Ninh cao nhất 104 triệu
-
NÓNG: Chìm ghe chở 34 người đi đám cưới, mẹ chú rể tử vong