Dùng nước luộc thịt nấu canh, sai bét: Muốn rau ngọt mềm, xanh mướt cứ cho 1 thứ này

( PHUNUTODAY ) - Những người nội trợ bận bịu thường coi luộc thịt là "giải pháp" 2 trong 1. Sau khi vớt thịt ra, họ nêm nếm gia vị, thả ít rau vào thành canh. Món canh này vừa không tốn thời gian nấu, vừa có độ ngọt. Liệu đây có phải cách làm đúng.

Dùng nước luộc thịt nấu canh có tốt không?

Lâu nay phần lớn mọi người vẫn cho rằng, dùng nước luộc thịt nấu canh là cách tận dụng nguồn dinh dưỡng tiết ra từ thịt. Tuy nhiên cũng không ít người lo ngại, liệu dùng nước luộc thịt nấu canh có tốt không, an toàn không khi trong nước này có thể tồn dư hóa chất và cặn bẩn?

Khi luộc thịt, rõ ràng chúng ta thấy nước có chất béo nổi lên, đó là chất đạm; khi uống nước này cũng thấy có vị ngọt, đó là protein. Do vậy, nước luộc thịt chắc chắn có dinh dưỡng, nên cho rau vào luộc hay nấu canh là hoàn toàn chấp nhận được.

Vậy dùng nước luộc thịt nấu canh có tốt không? Câu trả lời là tốt nếu bạn mua được thịt sạch, sơ chế đảm bảo vệ sinh. Nếu bạn mua phải thịt lợn bệnh, ôi thiu, thịt lợn có hóa chất thì bản thân miếng thịt cũng đã độc hại chứ không riêng gì nước luộc.

Để loại bỏ cặn bẩn ở miếng thịt, giải pháp thường được áp dụng là chần qua thịt để chất bẩn theo bọt tiết ra ngoài, sau đó rửa lại miếng thịt rồi luộc lại cho đến khi chín. Với cách này, dinh dưỡng có hao hụt chút ít, nước luộc bớt ngọt nhưng chất lượng vệ sinh sẽ cao hơn.

Những người thừa cân, muốn giảm béo nên hạn chế dùng nước luộc thịt ba chỉ, vì chất béo sẽ thôi ra nước khá nhiều trong quá trình luộc.

Bí mật để rau luôn xanh khi nấu

Bạn luôn thắc mắc sao ngoài hàng luôn nấu được rau có màu xanh, đẹp mắt trong khi bạn nấu thì vàng, thâm đen hoặc nhũn nhoét. Thủ phạm chính là do bạn đã nấu nó quá lâu.

Khi nấu rau xanh, cho dù chúng là các loại đậu xanh, rau bina, súp lơ, bắp cải hoặc đậu Hà Lan, đều yêu cầu phải nấu mềm mà giòn và xanh như lúc chưa nấu.

- Để làm được điều này, trước tiên bạn phải nấu rau càng sớm càng tốt sau khi chúng được hái hoặc mua về. Các loại rau tươi, có độ ẩm cao hơn. Bạn cũng có thể ngâm rau quả đã mua hai đến ba ngày trong nước mát từ 15 đến 20 phút để thêm độ ẩm và giảm thời gian nấu ăn.

- Trước khi nấu thì cắt rau thành miếng nhỏ, đủ để chúng chín nhanh chóng.

- Cách tốt nhất để giữ rau màu xanh là nấu nhanh chóng và trên lửa lớn. Điều này có nghĩa là bạn nên nấu một nồi nước lớn hơn lượng rau. Khi nước sôi bùng lên mới bỏ rau vào để đảm bảo không có sự thay đổi lớn về nhiệt.

Nấu nồi rau sôi trở lại. Để xác định rau chín hay chưa, bạn có thể vớt một cọng rau lên và cắn thử, thấy giòn là được. Tùy từng kích thước của các loại rau mà thời gian nấu từ 2 đến 5 phút.

- Ngay sau khi vớt rau thì nhúng nó vào một âu nước đá lớn. Phương pháp này gọi là "gây sốc" cho các loại rau, khiến nó ngừng ngay quá trình tự chín, và giúp rau giữ được màu sắc như ban đầu. Đây chính là bí mật của các nhà bếp khi nấu các loại rau màu xanh, nhất là đậu và măng tây.

- Nếu bạn sợ làm cách này sẽ giảm dinh dưỡng của rau thì có thể áp dụng phương pháp hấp và xào trên lửa lớn. Chúng đảm bảo giữ nguyên vẹn dinh dưỡng và màu xanh cho rau, dù phương pháp hấp có vẻ lâu hơn so với luộc và xào.

- Để món rau ngon miệng hơn thì sau khi ngâm trong nước đá đến khi rau nguội hẳn, bạn hãy vớt ra, để ráo. Trước khi ăn cho một chút dầu, tỏi, xào qua trên lửa lớn, đủ để làm nóng rau.

Tác giả: Mộc