Món canh cua đồng thường là sự kết hợp của các nguyên liệu như cua đồng, rau đay, mồng tơi. Mỗi nguyên liệu đều dân dã, giản dị, dễ mua nhưng lại tạo nên một hương vị tuyệt vời cho món ăn.
Sơ chế cua đúng cách
Để làm sạch cua, bạn hãy ngâm cua trong nước khoảng 30 phút. Sau đó, xả đầy nước vào chậu cua, dùng rổ/rá to úp lên miệng chậu và lắc thật mạnh. Lặp lại thao tác lắc này khoảng 3-4 lần và thay nước giữa mỗi lần là cua sẽ nhả hết cát, bùn đất.
Rửa cua xong, bạn tách riêng phần mai cua, yếm cua và khều gạch từ phần mai cua.
Tách riêng mai cua, yếm cua và khều gạch cua
Sau khi khều gạch cua, bạn cho phần yếm cua và mai cua vào máy xay, xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp cua vừa xay vào nồi cùng khoảng 700-800ml nước, khuấy đều rồi lọc qua rây lọc để loại bỏ xác cua.
Không nên khuấy nhiều khi nấu canh cua
Bạn cho phần nước cua đã lọc được vào nồi, đun lửa nhỏ và không khuấy. Khi thấy gạch cua bắt đầu nổi lên, bạn nghiêng nhẹ nồi để gạch kết lại thành tảng. Tiếp tục nấu thêm khoảng 3 phút trên lửa vừa. rồi thêm rau và phần gạch lấy từ mai cua vào. Bạn dìm rau nhẹ nhàng để tránh làm vỡ gạch cua.
Trước khi tắt bếp khoảng 1 phút, bạn nêm nếm nồi canh với chút muối và nước mắm là được.
Tùy vào sở thích cá nhân mà bạn có thể nấu canh cua với rau đay, mướp hoặc rau muống, rau cải. Mắm là nguyên liệu giúp canh cua dậy vị ngọt. Nếu dùng mắm cáy để nêm khi nấu canh cua, canh sẽ thơm ngọt tuyệt vời, còn nếu không, bạn hãy dùng mước mắm thường nhưng nên chọn loại mắm có độ đạm cao thì canh sẽ ngon hơn.
- Lưu ý, để có được cách nấu canh cua rau đay mồng tơi thơm ngon, nên chú ý cẩn thận ở bước này. Không nên nấu canh ở lửa to vì nếu nấu ở lửa to, khi canh sôi mạnh thịt cua có thể trào ra ngoài. Vì vậy, nên để lửa nhỏ, canh cua sôi, thịt cua bắt đầu kết lại thành mảng thì nghiêng nồi để gạch sôi dạt về một phía. Sau 3 phút có thể cho rau đay và rau mồng tơi vào. Cuối cùng là thả phần gạch được lấy trong mai cua cho vào nồi canh. Như vậy, thịt cua vừa đóng mảng lại không hề bị nát vụn ra, nhìn sẽ rất đẹp mắt và hấp dẫn.
- Thêm muối và chút mì chính (tùy ý), vào canh cho đậm đà. Nếu có mắm cáy có thêm một muỗng nhỏ, không có thì bỏ qua.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, khi nấu canh cua rau đay mồng tơi, cần lưu ý canh lửa, không nên nấu lửa to. Hơn nữa, để rau không bị nồng và giữ được màu xanh thì nên mở vung khi nấu. Sau khi những nguyên liệu cho vào nồi, để canh sôi lại, sau 1 phút bạn có thể tắt bếp và cho nồi ra ngoài.
Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng bạn sẽ nấu được bát canh cua vừa ngon miệng vừa đẹp mắt!
Chúc các bạn thành công!
Tác giả: Mộc
-
Nhúng vịt qua loại nước này trước khi làm lông: Sạch nõn nà, hết cả lông măng, chẳng mất thời gian
-
Làm bánh xèo tại nhà nhớ cho thứ này, vỏ giòn rụm, không vỡ, không dính chảo
-
Luộc vịt thêm loại quả này để thịt thơm mềm, ngọt đậm, không hôi
-
Hòa thứ này vào nước rửa rau: Lọc sạch hóa chất, rau luộc hay xào đều xanh mướt, giòn sần sật, ai cũng mê
-
Hoa chuối thái ra ngâm ngay vào thứ nước này, để lâu vẫn trắng ngần, không bị thâm đen