Nghe chua xót nhưng rất thật: Cha mẹ nhất định phải giấu con 3 điều này nếu muốn con trưởng thành

( PHUNUTODAY ) - Trong khi nuôi dạy con cái, cha mẹ nếu không muốn sinh ra những đứa con ỷ lại bất hiếu thì nhất định phải giấu con 3 điều này.

Giấu đi sự chăm chỉ của mình

Trong nuôi dạy con cái, có những điều nhìn vào tưởng là không yêu con nhưng đó mới lại là tốt cho con, có những điều nhìn vào thấy ngay là yêu con nhưng thực chất lại thành hại con. Ví như khi cha mẹ yêu thương con quá nuông chiều nâng niu, không bao giờ để con nếm mùi khổ sở thì con sẽ không đủ mạnh mẽ, sẽ hay ỷ lại, thấy khó là sợ. Khi cha mẹ rèn luyện cho con kỹ năng tự lập, tự biết đứng lên thì tưởng như cha mẹ thờ ơ nhưng thực chất đó lại là để cho con co thêm sự vững mạnh. Giống như chim đại bàng tung con non lên không trung là để chúng phát huy bản năng sinh tồn thì đại bàng mới tồn tại được, mới là đại bàng.

Cha mẹ đừng thể hiện sự chăm chỉ làm thay con

Thế nên cha mẹ đừng vì thương con mà ôm đồm, làm thay cho con, đó là sai lầm lớn. Khi cha mẹ làm thay con mọi thứ chính là khiến con mất cơ hội tự lập và trải nghiệm.

Bởi vậy trong nuôi dạy con cái, ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ đừng thể hiện sự chăm chỉ của mình, phải giấu đi một số việc mình có thể làm cho con để cho con tự làm. Con nhỏ thì cho làm việc nhỏ, con lớn cho làm việc lớn, phải tập thói quen đó từ nhỏ để trẻ quen với lao động và biết trân trọng lao động. Tuyệt đối cha mẹ không học hộ, làm hộ bài tập của con. Những cách yêu con kiểu bảo bọc thái quá dẫn tới sau này khi con lớn, thấy con mới gặp một chút khó khăn khi đi xin việc, bố mẹ cũng vội vàng dùng mối quan hệ, tiền bạc để xin việc giúp con mà không chịu để con tự va vấp, trải nghiệm cuộc sống. Điều đó chỉ khiến con dựa dẫm và không nghĩ ra cách để xử lý. 

Khi cha mẹ chăm chỉ làm thay con chứ không hướng dẫn con làm cùng thì sẽ dẫn tới cha mẹ khổ mà con lười nhác hư thân. Vì vậy đừng để bản thân mình thì khổ mà con cái thì hỏng người. Những đứa trẻ có cha mẹ quá đảm đang lo toan quá chu toàn làm hộ con mọi việc là những đứa trẻ không chịu lớn và không có cơ hội để lớn. Vì thế phải rèn cho con và lo cho con trong mức vừa phải, để con làm những việc của con. 

Giấu số tiền tiết kiệm

Cha mẹ không nhấn mạnh vào đầu con rằng gia đình mình nghèo nhưng cũng đừng phơi bày hết số tiền tiết kiệm mình có, ngay cả khi con trưởng thành. Đừng để cho con có chỗ dựa sẽ thành không cố gắng. Bản thân mình dành dụm được bao nhiêu thì hãy giữ lại đừng cho con biết. Chỉ là đừng cho con nghĩ mình quá nghèo túng so với người khác. Những đứa trẻ không ý thức sẽ dựa vào việc bố mẹ có tiền mà không cố gắng. Nếu chúng là người lười biếng, có tính ỷ lại thì những chia sẻ này của cha mẹ sẽ khiến con cái càng thêm ỷ lại. Con sẽ nghĩ chẳng việc gì phải chăm chỉ lao động, bởi đã có tiền dự phòng của cha mẹ.

Những đứa trẻ được dạy tự lập từ nhỏ khi lớn lên sẽ vững vàng hơn

Số tiền tiết kiệm để lo thân là số tiền không nên đụng tới trong trường hợp bình thường. Đừng khoe cho con biết để chúng không nhòm ngó vào. Nếu biết cha mẹ không có chúng có thể chăm chỉ hơn, tìm cách kiếm ra tiền. Vậy nên, cha mẹ khoe tiền quá mức không tốt cho sự siêng năng của con. Cha mẹ có thể hỗ trợ con, nhưng đừng gieo vào đầu con suy nghĩ "có tiền của bố mẹ rồi, mình chẳng việc gì phải làm lụng chăm chỉ".

Làm cha mẹ nên có khoản tiền phòng thân để những lúc ốm yếu không có sự cố xảy ra. Hơn nữa chuyện cha mẹ con cái ở đời đã có nhiều gia đình xảy ra cơm không lành canh không ngọt, để tuổi già cha mẹ cô đơn khổ sở. Nên cha mẹ phải đề phòng cho chính mình. 

Giấu đi sự thất vọng đối với con cái

Bên cạnh tình yêu thương thì đôi khi cha mẹ cũng thất vọng chưa hài lòng về con, buồn khi con mình không bằng con người ta. Nhưng đừng nên bày ra gương mặt thất vọng với con cái, chúng sẽ thấy áp lực và đôi khi oán hận cha mẹ.

Cha mẹ đừng thở dài, đừng so sánh con với người khác, đừng hay kể lể về sự thành đạt giàu có của con nhà khác.

Hãy xác định rõ năng lực tính cách của con để đặt kỳ vọng đúng chỗ. Cha mẹ thông thái cần giấu đi sự thất vọng của mình, thừa nhận rằng không phải đứa trẻ nào cũng xuất sắc. Do đó hãy cố gắng khuyến khích mặt tốt nhất của con và hạn chế những tiêu cực của con, nhưng đừng đay nghiến tỏ ra thất vọng, đừng so sánh con với người khác. Hãy động viên con cố gắng hơn chính bản thân mình ngày hôm qua là được. Bởi khi bạn trách cứ con cái là lúc con và bạn xa nhau và trở nên nặng nề hơn. 

Tác giả: An Nhiên