Vì tương lai của con cái, hãy “buông tay” trẻ, để chúng được trưởng thành.
1. Nỗi khổ trong học hành
“Mười năm gian khổ học hành, 100 điều luyện thành thép”.
Cuộc sống của người có học hành và người không học là hoàn toàn khác nhau. Những đứa trẻ không thích học đến trường rất thoải mái, trong khi những đứa trẻ khác lắng nghe thì lại sao nhãng, trong khi trẻ khác học thì mình mãi chơi.
Nhưng sau khi trưởng thành, họ trở thành một người không có tri thức, chẳng biết gì, họ chỉ có thể làm những công việc mệt mỏi nhất và sống một cuộc đời khó khăn nhất.
Họ đã “bỏ lỡ” nửa đầu cuộc đời trong sự lười biếng, và tuyệt vọng trả giá trong nửa đời sau của mình. Dẫu học hành là vất vả nhưng không học hành thì cuộc sống càng khó nhọc hơn.
Nhà thơ Lâm Bô thời Bắc Tống đã từng nói: “Trẻ không siêng năng, về già vất vả, trẻ nghe theo người nhà, về già sẽ an vui”.
Cái khổ trong học hành bắt đầu từ chịu khổ những việc nhỏ, đừng sợ khổ, hãy chủ động chịu khổ, chịu khổ càng nhiều thì tương lai càng rộng mở.
2. Nỗi khổ trong lao động
Có một câu nói rất hay: “Không nỡ để trẻ lao động, khi trưởng thành càng ít được trọng dụng.”
Cha mẹ hãy khuyến khích con cái làm việc nhà, có thể làm nhiều hơn một chút trong khả năng, không chỉ để chia sẻ trách nhiệm gia đình mà còn để con cái hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của lao động.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em càng yêu lao động thì tương lai tỷ lệ thành đạt càng cao, và càng hạnh phúc hơn trong cuộc sống, đây là điều mà trẻ không yêu lao động không thể có được.
Thực sự yêu thương một đứa trẻ không phải là đặt trẻ vào một lọ mật ong, mà là biết buông tay một cách hợp lý, cho trẻ có cơ hội trưởng thành.
3. Chịu khổ từ những lời chỉ trích
Một người dẫn chương trình đã từng nói một câu như vậy: “Sinh con thì dễ nhưng nuôi con mới khó; nuôi con thì dễ nhưng dạy con mới khó”.
Rất nhiều bậc cha mẹ vì thương con mà ngại phê bình, khiến con cái ngày càng không hiểu chuyện và ương bướng.
Nếu cha mẹ không phê bình và “kỷ luật” con trẻ một cách hợp lý, thì chính là đang nuông chiều, dung túng và làm hư con mình. Chẳng có trẻ nào thích bị phê bình, nhưng sự không thoải mái đó giúp trẻ biết được chỗ thiếu sót, và hiểu rằng mình đã không hoàn thành tốt công việc hoặc không vâng lời như thế nào.
4. Chịu khổ trong suy nghĩ
Khổng Tử đã từng nói: “Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi”, tức là "Học mà không suy nghĩ sẽ trở nên rối rắm, chỉ suy nghĩ mà không học sẽ rất mỏi mệt”.
Những đứa trẻ này đã từ bỏ việc chủ động sử dụng não bộ, không muốn giải quyết vấn đề và rơi vào trạng thái thụ động cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Tất cả sự trì hoãn, không hoạt động, chán học, thụt lùi hay trì trệ điểm số là do trẻ không muốn ‘khổ’ trong suy nghĩ. Để rèn luyện một đứa trẻ chăm chỉ và chăm học, cha mẹ hãy dành cho con sự kiểm soát phù hợp. Có lẽ, trên đời này không có đứa trẻ nào thực sự ngốc, mà chỉ có những đứa trẻ ‘ngốc từ sự lười biếng’ mà thôi.
5. Chịu khổ trong sự “kiên trì”
Dạy trẻ tính kiên trì là dạy trẻ đam mê với mọi việc, có mục tiêu, có tầm nhìn xa và sẵn sàng kiên trì cho dù gặp khó khăn hay trở ngại gì.
Trong cuộc sống luôn có những điều hối tiếc và chỉ có sự kiên trì mới có thể hóa giải.
Hạnh phúc thực sự là kết quả của sự vượt khó. Nếu bạn chưa từng trải qua nỗi đau sâu sắc, bạn sẽ không trải nghiệm hạnh phúc nồng nhiệt.
Trên con đường học vấn, quan trọng nhất là cha mẹ đừng bỏ cuộc, đừng dạy con qua loa, bởi kiên trì với những gì nên kiên trì là trách nhiệm lớn nhất đối với trẻ.
6. Chịu khổ trong sự ‘thất bại’
Đời người những việc không như ý có đến 8, 9 phần, lúc thua còn nhiều hơn lúc thắng.
Cha mẹ với tầm nhìn hạn hẹp chỉ đổ lỗi cho trẻ, khiến trẻ trở nên rụt rè và co rúm vì sợ bị trách mắng. Nhưng bậc cha mẹ bao dung không chỉ nói cho con biết cách thành công mà còn cho con ‘cơ hội’ đối mặt với thất bại.
Con đường trưởng thành luôn có những thăng trầm, cha mẹ phải cho con cái học cách chịu đựng thất bại, vì đó là liều thuốc tốt cho sự trưởng thành. Tâm trí được va chạm với những thất bại sẽ trở nên mạnh mẽ hơn; cuộc sống từng nếm trải những thất bại sẽ trở nên huy hoàng hơn.