Nghìn lẻ một bí quyết biến mình thành “gái tân” của phụ nữ xưa và sự thật "đắt giá" mà không ai dám lộ

( PHUNUTODAY ) - Để có thể biến mình trở lại thành "gái tân", những phụ nữ xưa đã chấp nhận áp dụng những phương pháp nguy hiểm thậm chí chấp nhận cái giá đắt của việc này...

Rùng mình muôn kiểu kiểm tra "sự trong trắng" của phụ nữ thời xưa

Dùng bà đỡ

Thời xưa, người phụ trách công việc kiểm tra trinh tiết của tân nương trước khi về nhà chồng chính là bà đỡ. “Bà đỡ” này thường là người thân thuộc với họ nhà trai hoặc do bà mối kiêm nhiệm.

Cuốn “Kiến sinh văn” từng ghi lại: Trong lịch sử Trung Quốc, người đầu tiên tiến hành công việc “nghiệm thân” (kiểm tra thân thể) này chính là tác giả của “Tạp dư bí tân”.

Sở dĩ đế vương lập hậu vô cùng coi trong việc trinh tiết là bởi Hoàng đế muốn “long chủng” của mình chắc chắn mang dòng máu hoàng tộc, liền phái Ngô Câu đi kiểm tra. Theo đó, công việc đầu tiên trong quá trình này là kiểm tra tổng thể về tướng mạo, hình dáng.

Cuốn sách ghi lại rằng: Lương Oánh Hoàng hậu có nét mặt “tựa như ánh bình minh trong tuyết, tươi đẹp đến mức khiến người ta khó lòng nhìn thẳng.”

Về ngũ quan, Lương Oánh có “con mắt trong veo, hàng mi cong dày, bờ môi đỏ tươi, răng trắng, vành tai thon gọn, sống mũi cao, hai má hài hòa”.

Sau đó, Ngô Câu cởi y phục của Lương Oánh, thấy thân thể nàng tỏa ra mùi hoa cả dìu dịu, da dẻ thanh thuần, bầu ngực mới phát triển, vùng kín hồng hào, màng trinh còn nguyên vẹn.

Thủ thuật kiểm tra của các bà đỡ thời xưa chủ yếu là xem kỹ bộ phận sinh dục, kiểm tra màng trinh, không khác nhiều so với công việc của các bác sĩ phụ khoa ngày nay.

“Lạc hồng”

Tuy rằng bà đỡ đã có thể thông qua ngoại hình để giám định sự trong trắng của người con gái nhưng các nam tử thời xưa do vốn kiến thức về sinh lý có hạn, nên họ chỉ còn cách trông chờ vào “đêm đầu tiên” để khẳng định xem vợ mình còn trinh hay không.

Đàn ông thời xưa lấy vợ, đêm tân hôn có thấy được “lạc hồng” (máu đỏ) trên khăn trắng hay không là điều mà gia đình hai bên quan tâm hơn cả.

Nếu như tân nương trong đêm đầu tiên sinh hoạt vợ chồng có “chảy máu”, thì ngay ngày thứ hai gia đình nhà trai sẽ phát “thiệp báo hỉ”. Trên tấm thiệp ghi rõ lời ca ngợi: “khuê môn hữu xuyên, thục nữ khả khâm” để gửi về cho nhà gái.

Tuy nhiên dùng “lạc hồng” để nhận biết trinh nữ cũng tồn tại nhiều vấn đề.

Thứ nhất, người phụ nữ không chảy máu trong lần đầu quan hệ chưa hẳn là “không còn trong trắng.” Bởi màng trinh có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà bị rách.

Thứ hai, việc chảy máu trong đêm đầu tiên cũng chưa thể khẳng định hoàn toàn rằng người con gái đó chưa bao giờ quan hệ tình dục.

Hiện tại, nhiều cơ sở y khoa có thể tiến hành tiểu phẫu “vá màng trinh” cho phụ nữ. Trên thực tế, hình thức “vá cái ngàn vàng” đã có từ thời cổ đại.

Khi đó, để “chỉnh hình” cho màng trinh, tân nương sẽ dùng một khối tiết gà cuốn trong khăn trắng, sau đó dùng chiếc khăn có máu gà này để đổi trắng thay đen.

Một cách khác để ngụy trang hoàn hảo hơn là dùng miếng tiết gà đựng vào bong bóng cá, sau đó cẩn thận đặt vào âm đạo để ngụy tạo.

Bí quyết biến mình thành “gái tân” của phụ nữ xưa

Chế nước rửa "vùng kín" từ lá cây chứa chất độc

Sách y học thời trung cổ và nhiều văn bản lịch sử có ghi chép lại phương thuốc giúp chị em khôi phục lại sự trong trắng. Đó là đun sôi lá và cây tầm ma với nước, sau đó người phụ nữ dùng hỗn hợp này để rửa “vùng nhạy cảm” mỗi sáng và tối trong 9 ngày sẽ có thể trở thành “gái tân” như trước.

Tầm ma thường được người ta sử dụng gốc rễ và phần trên mặt đất làm thuốc. Thời Hy Lạp cổ đại, lá cây tầm ma được dùng chủ yếu như thuốc lợi tiểu và thuốc nhuận tràng. Tầm ma được áp dụng cho điều trị không ít bệnh, nhưng cho đến nay, không có đủ bằng chứng khoa học để xác định tầm ma có hiệu quả cho tất cả mọi người hay không.

Hơn nữa phần lá của cây tầm ma có chứa những chiếc gai nhọn chứa độc tố có thể giết chết người nhanh chóng, vì vậy không dễ dàng để sử dụng.

Dùng nước phèn hoặc "viên đá trinh tiết" để thu nhỏ "vùng kín"

Trong các tác phẩm văn học của một số tác giả thời La Mã cổ như Ovid, Samual Pepys, John Wilmot và John Baptista Porta có đề cập tới việc sử dụng nước phèn như một chất thần kỳ giúp phục hồi lại trinh tiết. Nước phèn này là một hợp chất hóa học, cụ thể là kali sulfat nhôm ngậm nước được trộn với thịt muối chua và thuốc nhuộm vải.

Họ tin rằng loại nước phèn này là một chất làm se, có thể làm co và căng da. Vì vậy nếu dùng nó cho “vùng kín” sẽ giúp thu nhỏ các mô, tạo cảm giác ảo như một người con gái còn “trong trắng” mà không cần tái tạo lại màng trinh.

Phương pháp này đến nay còn được một số khu vực trên thế giới tin dùng chỉ khác ở cách pha chế. Ở khu vực phía bắc Cameroon và một số vùng của Nigeria, người ta nghiền đá phèn (còn được gọi là "viên đá trinh tiết") thành bột và trộn với nước, đôi khi bổ sung thêm nước chanh hoặc mật ong. Họ dùng chúng để làm sạch “vùng nhạy cảm” và tin rằng cách làm này sẽ giết chết vi khuẩn và gây co thắt âm đạo nên có thể mang lại cảm giác như gái tân.

Tuy nhiên Joseph, bác sĩ phụ khoa từng làm việc ở miền bắc Cameroon năm 2010 cho biết anh đã chữa trị cho rất nhiều phụ nữ gặp vấn đề sức khỏe có nguyên nhân liên quan tới việc sử dụng đá phèn.

“Cái gọi là viên đá trinh tiết thực tế không có tác dụng và nó ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ rất lớn. Phụ nữ không nên đặt bất cứ thứ gì vào “vùng kín” vì bản thân nó đã có cơ chế tự làm sạch. Đá phèn sẽ phá hủy sự cân bằng trong âm đạo, do đó dễ nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục. Hơn nữa bột đá vẫn có độ rắn nhất định nên có thể gây viêm âm đạo. Nếu một người phụ nữ sử dụng đá phèn thường xuyên sẽ khiến âm đạo trở nên co cứng, khi sinh con sẽ bị tổn thương nghiêm trọng", bác sĩ Joseph nói.

Xông hơi để tái tạo "vùng kín"

Xông hơi là một liệu pháp chữa bệnh được áp dụng nhiều vào thời Trung cổ, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi nó cũng được truyền bá là giúp phục hồi lại “vùng kín”. Người phụ nữ sẽ được nhét một cái ống vào trong "cô bé", một đầu của ống được nối với phễu. Các thầy thuốc sẽ đun sôi một số loại thảo dược cho đến khi tạo thành hơi nước và hơi nước sẽ được truyền vào phễu, đi qua ống tới “vùng kín” của chị em. Người xưa tin rằng hơi nước của thảo dược có thể “sửa chữa” lại màng trinh.

Tác giả: Mộc