Không phải Phú Sát Hoàng hậu hay Lệnh phi, đây mới là người được Càn Long thị tẩm nhiều nhất nhờ bí quyết này

( PHUNUTODAY ) - Tương truyền rằng, hậu cung của Càn Long năm xưa từng có một mỹ nữ sở hữu bảng tên được nhà vua lật nhiều đến nỗi tróc sơn. Đó chính là Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị.

Xuất thân "không phải dạng vừa" của vị phi tần kém Càn Long gần 20 tuổi

Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị thuộc tộc Mãn Châu, xuất thân trong một gia tộc danh giá thời bấy giờ. Bà là một sủng phi của Càn Long đế và nhỏ hơn nhà vua tới 17 tuổi.

Theo sử sách ghi chép, tằng tổ phụ của bà là Nạp Lan Minh Châu – một trọng thần từng được Khang Hi đế vô cùng trọng dụng.

Empty

Thân phụ của vị phi tử này là Nạp Lan Vĩnh Thụy, làm quan đến chức Thị lang trong triều. Mẹ là Quan thị cũng xuất thân từ một gia tộc danh giá trong hàng ngũ Hán quân Chính Hoàng kỳ.

Gia đình của Thư phi nhiều đời có truyền thống thi thư, lại nổi tiếng là dòng họ nề nếp. Những chị em của bà nhờ vậy mà đều có mối nhân duyên tốt đẹp với các công tử thế gia hoặc hoàng tộc đương triều.

Năm Càn Long thứ 6 (năm 1741), Diệp Hách Na Lạp thị tham dự kỳ tuyển tú và nhập cung năm 13 tuổi, được phong làm Quý nhân. Chỉ riêng gia thế vốn không tầm thường đã đủ để cho bà một bệ đỡ vững chắc để vươn lên những vị trí mà không ai dám tùy tiện đụng tới.

Có giai thoại truyền lại rằng, ngay khi Diệp Hách Na Lạp thị mới nhập cung, Càn Long vốn đã nhắm bà vào vị trí Tần ngay từ đầu, việc phong làm Quý nhân chẳng qua là dựa theo trình tự mà thôi.

Quả nhiên chưa tới 1 tháng sau đó, bà được được tấn thăng lên Tần vị, hiệu Thư tần. Căn cứ theo tài liệu của Nội vụ phủ, phong hào "Thư" của bà trong tiếng Mãn có nghĩa là "An thái", "Khoan dụ".

Tương truyền rằng, Diệp Hách Na Lạp thị bản tính ôn hòa hiền lành, hành sự rất mực cẩn trọng, là một phi tần vô cùng hiểu lễ nghi. Có ý kiến cho rằng, bà chính là kiểu mẫu của một người vợ hiền thục.

Không chỉ vậy, với vốn kiến thức sâu rộng của mình, Diệp Hách Na Lạp thị còn thường xuyên đưa ra những nhận xét chính trị độc đáo hoặc đề cử những chính sách có lợi cho dân chúng.

Nhiều ý kiến của bà vô cùng hợp ý với Càn Long. Nhà vua cũng vì vậy mà càng thêm sủng ái vị phi tần hiếm hoi có vốn kiến thức xuất sắc và học vấn thâm sâu ấy.

Sau khi Phú Sát Hoàng hậu qua đời, Thư tần được tấn thăng làm Thư phi khi mới 21 tuổi. Vẻn vẹn trong vòng vài năm ngắn ngủi, bà đã từ vị trí Quý nhân vươn lên đến Tần vị, sau lại được phong Phi khi mới ngoài hai mươi.

Chỉ riêng con đường thăng tiến thuận lợi và nhanh chóng như trên đã đủ để thấy Càn Long sủng ái vị phi tử này tới nhường nào.

Mánh khóe của các phi tần trong cung để được Hoàng đế sủng ái

Trong hậu cung, có người một đêm sủng hạnh đã thay đổi cuộc đời. Nhưng cũng có những người phải sống trong chờ đợi mòn mỏi để được một lần hầu hạ Hoàng thượng, chôn vùi thanh xuân trong hậu cung rộng lớn.

Empty

Trình Nhất Ninh thời Nguyên Thuận Đế, mỹ nữ chờ đợi trong vô vọng được một lần thị tẩm Hoàng thượng đã tìm ra cách gửi gắm nỗi lòng bằng lời ca não nề thương tiếc cho thanh xuân đã mất khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ.

Tiếng hát của nàng chất chứa bao nỗi buồn tủi, thê lương và đôi khi như nghẹn trong lòng không thốt ra nổi. Giữa đêm thanh vắng, tiếng hát nỉ non ấy đã tới tai vua Nguyên Thuận Đế và khiến ngài cảm động. Vậy là nhờ đó, Trình Nhất Ninh đã có được sự sủng hạnh của Hoàng thượng.

Vi Thị vào Đoạn vương phủ năm 18 tuổi, từ dân thường trở thành thị nữ của Trịnh Vương Phi. Trong khi hầu hạ Trinh Vương Phi, cô thành người thân thiết với Kiều thị, người sau này được lên quý phi, được sủng hạnh bởi Tử Tông.

Khi thành quý phi nhưng Kiều mỹ nhân không quên lời hẹn thề sướng khổ có nhau với Vi thị ngày xưa. Trong một lần sau bữa tiệc rượu của đêm Trung thu, Tử Tông tới cung của Kiều quý phi. Tại đây, Kiều Quý Phi tranh thủ lúc Tử Tông say đã đưa Vi thị lên hầu hạ Hoàng thượng đêm đó. Đó cũng là lần duy nhất Vi thị được tận hưởng cảm giác sủng hạnh.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link