Mới đây, Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2018, đề nghị tăng cường phòng, chống dịch bệnh, đồng thời tập trung giám sát các trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, sởi, ho gà, thủy đậu, các bệnh lây truyền qua ăn uống tại cộng đồng.
Người dân cần chủ động phòng tránh cúm A/H1N1 (Ảnh minh họa).
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục Y tế dự phòng (bộ Y tế) cảnh báo thì bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao trong thời tiết đông - xuân nên người dân cần cảnh giác, chủ động phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành Y tế và tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
Cúm A/H1N1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Với một số nhóm có nguy cơ cao như người già trên 65 tuổi, trẻ nhỏ, thai phụ, người mắc bệnh mạn tính nếu nhiễm cúm này thì bệnh tình dễ nặng lên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng.
Cúm A/H1N1 có những biểu hiện tương tự với cúm thường, bao gồm: hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, có thể sốt. Với những người khỏe mạnh có sức đề kháng cao, sau khi bị nhiễm bệnh vài ba ngày sẽ tự khỏi bệnh mà không cần phải sử dụng thuốc.
Biến chứng nguy hiểm của cúm A H1N1
- Nếu kịp thời phát hiện và điều trị thì cơ thể bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên cũng có những biến chứng nguy hiểm của cúm A/H1N1 cho người bệnh.
- Virus cúm H1N1 có sức lây lan vô cùng mạnh mẽ do cơ chế lây truyền và khả năng tồn tại của vi khuẩn.
- Virus H1N1 có thể sống được tới hai ngày “bám dính” trên những đồ dùng gia đình như bàn, ghế, tay nắm cửa, công tắc đèn… Trong quần áo của con người, vi khuẩn tồn tại được trong 12 giờ. Trong môi trường nước 0 độ C virus H1N1 có thể sống tới 1 tháng. Người bình thường vô tình tiếp xúc trực tiếp với virus có khả năng nhiễm cúm rất lớn. Mức độ tử vong sẽ phụ thuộc vào quá trình bệnh phát triển, nếu được chẩn đoán phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể dễ dàng vượt qua những biến chứng nguy hiểm của cúm H1N1.
Dấu hiệu mắc cúm A/H1N1
- Khó thở, tiết dịch ở mũi, họng (đờm), chuyển sang màu xanh đậm và đặc, có lẫn máu, huyết áp thấp, ngực đau.
- Không tỉnh táo, co giật, có cảm giác người yếu đi, khó thức dậy vào buổi sáng.
- Xảy ra tình trạng mất nước, lượng nước tiểu giảm, cơ thể rơi vào trạng thái lơ mơ.
- Cần chú ý những dấu hiệu biến chứng của cúm A H1N1 để kịp thời chữa trị và hạn chế nhất ảnh hưởng xấu đến cơ thể bệnh nhân.
2. Thực hư vụ việc khách Tây đưa 500 ngàn, phụ xe bus lẳng lặng "ăn" luôn 480 ngàn tiền thừa ở Đà Nẵng
3. Phát hiện thi thể một phụ nữ treo cổ tử vong trong nhà, trên người có nhiều vết thương lạ
Tác giả: Huệ Anh
-
Diện váy cưới khoe trọn tấm lưng ong nuột nà, hiếm lần Đan Lê gợi cảm tới từng centimet thế này!
-
Theo chân mẹ chồng vào nhà nghỉ, con dâu ngất lịm khi cánh cửa vừa tung ra...
-
Khách tố nhà hàng ở Đà Nẵng "chặt chém" bữa ăn gần 25 triệu đồng, chủ nhà hàng lên tiếng đáp trả
-
Clip bé trai bị đánh "lên bờ xuống ruộng" vì bẻ trộm ngô
-
Điểm tin 23/1: Vừa nói chuyện với "hoa đã có chủ", nam thanh niên rút dao đâm trọng thương người yêu của cô gái