Su hào là loại rau thường chỉ có vào mùa đông và là loại rau rất ngon nên được nhiều người ưa dùng. Hơn nữa theo y học su hào là loại rau có rất nhiều công dụng. Thành phần dinh dưỡng của su hào có các thành phần chính gồm: anbumin, đường, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, vitamin C, axit nicotic.
Trong y học cổ truyền su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, hỗ trợ bệnh dạ dày. Đông y dùng su hào để chữa các trường hợp tiểu ra máu, mụn nhọt, tỳ hư hỏa vượng.
Các công dụng tốt của củ su hào:
Tốt hệ tiêu hóa: Sau hào giàu chất xơ nên giúp tiêu hóa hoạt động tốt, để duy trì sức khỏe ruột kết. Su hào cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng vi khuẩn có lợi ở hệ tiêu hóa, chống táo bón. Do đó su hào giúp bổ sung dinh dưỡng, giảm nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa, bệnh trĩ, ung thư ruột kết.
Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nên ăn su hào vì nó có hàm lượng chất xơ tuyệt vời. Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt bằng cách duy trì sức khỏe của ruột và ruột kết. Nó cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng vi khuẩn có lợi trong ruột ở mức cân bằng. Tất cả những yếu tố trên giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh ở đường tiêu hóa, bệnh trĩ và ung thư ruột kết.
Hỗ trợ giảm cân: Vì sau hào nhiều nước, 91% là nước và chứa nhiều chất xơ, ít chất béo. Do đó bạn có thể dùng su hào vào chế độ ăn để giảm cân tốt hơn
Phòng chống ung thư: Su hào có nồng độ phytochemical cao, đặc biệt glucosinolates, được coi là một trong những hợp chất chống oxy hóa quan trọng. Nhờ đó mà su hào được cho là có công dụng hỗ trợ bệnh nhân ung thư.
Thanh nhiệt giải độc: Su hào cũng rất giàu vitamin C, potassium, vitamin B6, vì vậy, theo các chuyên gia, su hào được đánh giá là loại thực phẩm giúp thanh lọc máu và thận tốt, loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp tiêu hóa dễ dàng.
Su hào tốt cho bà mẹ và thai nhi: Vì su hào có tính mát và rất nhiều dinh dưỡng nên ăn su hào giúp bà mẹ chống táo bón và bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi.
Điều hòa huyết áp: Su hào chứa nhiều kali nên giúp giãn mạch giảm sự căng thẳng hệ thống tuần hoàn nên hỗ trợ điều hòa huyết áp.
Ngoài ra su hào cũng là loại củ tốt giúp bổ sung canxi, magie, sắt, hỗ trợ cho người lớn, trẻ nhỏ tăng cường canxi, nâng cao miễn dịch tốt cho chức năng cơ.
Mặc dù su hào có nhiều công dụng nhưng có một số đối tượng này nên hạn chế su hào
Người đau dạ dày, trẻ em không ăn su hào sống: Nhiều người thích làm nộm su hào nhưng theo chuyên gia thì trẻ em người bệnh dạ dày chớ nên ăn món su hào sống vì gây khó tiêu, làm tăng nguy cơ đau dạ dày. Su hào cũng nên ăn với lượng vừa phải để tránh tổn hao khí huyết.
Người bị bệnh tuyến giáp: Su hào như nhiều loại rau học cải khác có chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.
Khi ăn su hào nên chú ý ăn lượng vừa phải, ăn cách ngày không ăn liên tiếp để tránh hao tổn sức khỏe.
Khi muối chua su hào nên tránh tình trạng để su hào bị váng khú ăn có thể gây hại.
Lưu ý khi chọn củ su hào
Khi chọn su hào nên chú ý để tránh mua phải su hào không an toàn, su hào có phun thuốc hóa chất nhiều:
- Nên chọn củ su hào vừa phải, tránh củ quá to, mỡ màng, tránh củ dị dạng nứt vì có thể bị bón nhiều phân đạm gây nứt.
- Chọn củ còn nguyên vẹn, màu sắc tự nhiên, tươi, cầm chắc và nặng tay, không giập hoặc nứt vỏ, không héo úa, không có mùi vị lạ (mùi rau quả hư hỏng, mùi hóa chất,...)
- Không chọn củ có màu sắc quá mỡ màng, vỏ láng bóng, tươi một cách bất thường vì có thể chúng đã hấp thụ một lượng đáng kể hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng.
Tác giả: An Nhiên
-
Đi chợ gặp 7 loại cá này mua ngay kẻo hết: Cá tự nhiên, không tăng trọng, bổ ngang tổ yến
-
4 loại quả giúp bổ thận, kiểm soát đường huyết: Số 1 rất quen thuộc, bán rẻ đầy chợ
-
4 'bí mật' người Nhật áp dụng khi ăn tối: Đảm bảo không béo phì, tuổi thọ luôn cao
-
Loại cá được gọi là sâm nước giúp bổ thận tráng dương, canxi gấp 6 lần cá chép, đừng tiếc tiền, nhớ mua ngay
-
Uống cà phê nóng hay cà phê đá thì tốt hơn? Nhiều người nghiện cà phê cũng chưa biết điều này