Lợi ích của việc ăn tôm đối với sức khỏe là gì?
Tôm là một loại thực phẩm giàu protein và sắt. Lượng protein chứa trong tôm chiếm từ 20-25% trong thành phần dinh dưỡng. Không những là nguồn cung cấp rất tốt về đạm, mà còn chứa rất ít chất béo và calories nên tôm được xem là một thực phẩm rất lành mạnh cho việc cung cấp lượng đạm cho cơ thể. Ăn tôm là cách tốt nhất ngăn ngừa tình trạng trong cơ thể. Những người thường hay mắc chứng bệnh thiếu máu, mệt mỏi hoặc khó thở thì nên bổ sung tôm vào chế độ dinh dưỡng của mình để cung cấp đầy đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
Dinh dưỡng trong tôm còn có hàm lượng cao của vitamin B12, kẽm, i-ốt. Tình trạng cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến mệt mỏi cơ bắp, mắt kém và những rối loạn nguy hiểm khác. Đặc biệt là với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, thai phụ và người già cần đảm bảo lượng cung cấp B12 cho cơ thể. Vì vậy việc bổ sung tôm vào mỗi bữa ăn là cách rất tự nhiên để cung cấp vitamin B12 nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, giúp phát triển não ở trẻ nhỏ và chắc năng não khỏe mạnh ở người lớn.
Ngoài ra, theo Viện tim mạch Hoa Kỳ, các vitamin và khoáng chất có trong tôm còn giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do tôm có chứa omega 3 có tác dụng chống viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, và vitamin B12 có thể bảo vệ ngăn ngừa bệnh tim.
Ăn vỏ tôm có tác dụng gì?
Có rất nhiều người lầm tưởng rằng vỏ tôm có chứa rất nhiều canxi nên mới tạo nên độ cứng cáp như vậy cho vỏ. Vì vậy có rất nhiều bà mẹ khi nấu thức ăn cho con thường lấy vỏ tôm xay lên vắt thành nước để nấu cháo. Nhưng quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong vỏ tôm thường không có hoặc có rất ít canxi mà độ cứng của vỏ tôm đến từ thành phần chitin - một dạng polymer giúp lớp vỏ bên ngoài của một số động vật cứng cáp. Vỏ tôm cũng như tóc hay móng tay của người, không đem đến dinh dưỡng cho người ăn, vỏ của tôm chỉ có tác dụng bảo vệ mô mềm của chúng. Mà đa phần thành phần canxi trong tôm nằm ở phần thịt. Vì vậy việc ăn vỏ tôm hầu như không mang lại lợi ích gì và còn dễ bị hóc khi trẻ con ăn phải. Hoặc những người bị các bệnh về tiêu hóa sẽ dễ bị đầy bụng vì vỏ tôm không thể được hấp thu mà sẽ bị đào thải ra bên ngoài.
Ngoài ra, có một số người ăn quá nhiều vỏ tôm có thể gây ra các phản ứng hoặc triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như nôn ói, tiêu chảy, sưng cổ họng, khó thở và nặng nhất có thể bị sốc phản vệ.
Tôm khi chế biến có lợi ích rất nhiều trong việc tạo nên hương vị cho món ăn như nướng hoặc hấp. Chúng ta có thể ăn được cả vỏ tôm nhưng không nên ăn quá nhiều, hoặc những người bị các vấn đề tiêu hóa, người bị dị ứng thì không nên ăn vỏ tôm. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, khi ăn tôm cha mẹ cần chú ý bóc cả vỏ, để tránh trường hợp trẻ bị hóc gây rất nhiều nguy hiểm.
Tác giả: Minh Hằng
-
Mua tôm về đừng vội bỏ vào tủ lạnh, làm thêm bước này đảm bảo tôm tươi ngon để vài tháng không hỏng
-
Luộc tôm xưa rồi, đầu bếp nói: Đổ bia vào hấp mới chuẩn bài, tôm ngọt đậm đà hơn gấp đôi
-
Tôm tươi mua về đừng bỏ ngay vào tủ lạnh: Làm thêm 1 bước để tôm ngọt, chắc, không ngót thịt
-
Luộc tôm không cần nước, đầu bếp mách: Bỏ đúng 1 thứ này vào nồi là ngọt ngon, không tanh
-
Nấu mì tôm, cho mì hay cho gói gia vị vào trước: Tưởng đơn giản nhưng nhiều người làm sai