Top 4 bộ phận cơ thể ảnh hưởng nặng nề khi bà bầu mang thai

( PHUNUTODAY ) - Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu đều bị tổn thương khá nặng nề. Bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

 Lưng

Phụ nữ khi mang thai thường hay bị đau lưng, có hiện tượng đó là do hoóc môn sinh ra lúc mang thai như Relaxin có ảnh hưởng đến các khớp và dây chằng của cơ thể. Relaxin là một hoóc môn quan trọng vì nó giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời. Vùng chậu bao gồm cả cơ và dây chằng vùng lưng dưới lúc này thường không đủ mạnh để hỗ trợ nên đau là điều tất yếu.

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Các mẹ trong thai kỳ thường bị đau nhiều ở phần thắt lưng. Các bà bầu thường tả những cơn đau này như đè nặng hay làm căng cơ và dây chằng vùng lưng và sau đó lan toả ra mỗi khi di chuyển. Đau thắt lưng hông thường làm giới hạn cử động của bà bầu vì mỗi lần chồm người ra trước thì rất đau.

Khi bầu bí, các mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, không nên ngồi quá lâu, không nên đứng mà nên đi lại một cách nhẹ nhàng trong giờ làm việc để góp phần thuyên giảm triệu chứng này.

Chân

Bà bầu thường bị đau chân đặc biệt là bàn chân trong quá trìnhmang thai bởi trọng lượng cơ thể của các mẹ khi này bị tăng lên đáng kể. 

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Ngoài ra, mẹ bầu còn bị phù chân khi mang thai. Nguyên nhân có thể là do sự cản trở máu trở về tim, khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được. 

Mẹ bầu phù chân có thể là do giảm hoạt động bơm máu của cơ vùng chân, có thể do:Bệnh nhân phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài; Thói quen mang giày cao gót ở phụ nữ; Bệnh nhân bị liệt chân do tai biến mạch máu não hay do các bệnh về thần kinh.

Cách khắc phục triệu chứng này là các mẹ không nên ngồi quá lâu ở một chỗ, không nên đi giày cao gót, nên đặt chân cao khi nằm hoặc ngồi để tránh bị phù nề.

Ngực

Ngực các mẹ sẽ vô cùng dễ bị tổn thương và nhạy cảm ở giai đoạn đầu mang thai. Mẹ bầu sẽ khó chịu và khá đau nhức khi ngực tiết dần sữa non ở 3 tháng cuối. Các chị em nên chọn đồ lót bằng chất liệu mềm để không gây áp lực lên ngực và thường xuyên dùng khăn sạch để nhẹ nhàng vệ sinh ngực. Đây là một số biện pháp giúp giảm đau ngực hiệu quả.

Dạ dày

Mẹ bầu cũng dễ bị trào ngược axit trong dạ dày do cơ quan nội tạng của mẹ ngày càng bị áp lực khi thai nhi trong tử cung lớn dần

Đau dạ dày khi mang thai có những biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu thai nghén. Đó là những biểu hiện như buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng và khó tiêu. Tuy vậy nếu chỉ bị nghén thì bạn sẽ không có các triệu chứng đặc trưng khác của đau dạ dày như ợ chua, đau râm ran hoặc nóng rát ở vùng thượng vị.

Để giảm những triệu chứng của đau dạ dày thì các mẹ nên có nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, uống nhiều nước, ưu tiên ăn các chất xơ. Để tránh bị trào ngược dạ dày thì sau khi ăn các mẹ cũng không nên nằm ngay nhé.

Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang