Từ lâu tỏi đã nổi tiếng vì những lợi ích sức khỏe của nó. Đó là lí do chính tại sao người ta gọi nó là ‘thực phẩm chữa bệnh’ nhiều thế kỷ qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ ăn tỏi lúc bụng đói là có lợi cho sức khỏe, thậm chí có người còn cho rằng điều này rất có hại cho dạ dày. Có thể bạn từng nghe người ta nói rằng chỉ có những người già mới nghĩ phương pháp dân gian này thực sự công hiệu. Nhưng hóa ra, phương pháp này cực kỳ hiệu nghiệm trong việc phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh.
Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu và kết quả cho thấy nếu ăn tỏi trước khi ăn hoặc uống bất cứ gì, điều này sẽ làm tăng sức mạnh của tỏi, biến nó thành 1 chất kháng sinh tự nhiên cực mạnh.
Điều gì xảy ra khi ăn tỏi lúc bụng đói?
Tại sao việc ăn tỏi trước khi ăn sáng lại hiệu quả hơn bình thường? Nếu bạn gặp vấn đề dạ dày, đây là 1 cách chữa trị cực kỳ hiệu quả. Vì khi đó dạ dày bạn trống rỗng, vi khuẩn không thể ẩn nấp và chúng không thể kháng cự trước sức mạnh của tỏi. Chúng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Bên cạnh đó, nó còn kích thích tiêu hóa và sự thèm ăn. Tỏi cũng sẽ giúp bạn kiểm soát stress, do đó khiến cơ thể ngừng sản xuất axit dạ dày – điều xảy ra khi bạn bị căng thẳng.
Nhiều người phát hiện tỏi thực sự có thể giúp giảm các triệu chứng cao huyết áp. Nó không chỉ điều hòa tuần hoàn máu mà còn ngăn ngừa nhiều vấn đề tim mạch và kích thích hoạt động của gan và bàng quang. Một số người còn tuyên bố tỏi là phương thuốc cực tốt để chữa các vấn đề thần kinh, nhưng chỉ hiệu quả khi ăn lúc đói bụng.
Tỏi cũng được xem là một trong những thực phẩm hiệu quả nhất khi nói đến việc thải độc. Nhiều thầy thuốc cho biết tỏi mạnh đến nỗi có thể giúp cơ thể tống giun sán ra ngoài, ngừa nhiều bệnh như tiểu đường, suy nhược, sốt phát ban, thậm chí một số loại ung thư.
Với những lợi ích sức khỏe này, đừng ngại ăn tỏi lúc bụng đói dù mùi vị của nó có thể gây khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn không thể ăn tỏi sống, hãy uống viên tỏi thay thế. Bạn vẫn có thể nhận được những lợi ích của nó
Tỏi là một loại thuốc chữa nhiều bệnh. Ăn tỏi khi đói phát huy tối đa thuộc tính kháng sinh tự nhiên. Theo một số nhà nghiên cứu, allicin trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn mạnh giúp trị nhiễm trùng nhanh khỏi hơn.
Tỏi chống lại nhiễm trùng nấm và còn đem lại nhiều công dụng khác.
Giảm huyết áp
Ăn tỏi mỗi ngày giúp cơ thể duy trì mức huyết áp ổn định. Các loại hoạt chất trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc chuyên dùng khác. Theo ước tính đăng trên tạp chí Khoa học về dược phẩm Pakistan, khoảng 600-1.500 mg chiết xuất tỏi mang lại hiệu quả trong 24 tuần như loại thuốc Atenolol mà người cao huyết áp thường sử dụng.
Ngoài ra, do tỏi có chứa polysulfides, các phân tử lưu huỳnh giúp kích thích việc sản xuất các tế bào nội mạc, làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp.
Phòng chống ung thư
Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa ăn tỏi hàng ngày với việc chống lại ung thư dạ dày và đại trực tràng. Các hợp chất alli giúp làm chậm hoặc ngừng sự phát triển các tế bào ung thư trên cơ thể. Theo Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, tỏi có thể làm giảm tỷ lệ các khối u ung thư.
Cải thiện hệ xương
Tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho hệ xương như kẽm, mangan, vitamin B6, vitamin C. Lượng mangan cao, cùng với các enzyme và chất chống oxy hóa rất cần thiết cho sự hình thành xương, các mô liên kết, chuyển hóa xương và sự hấp thụ canxi.
Ngoài ra, tỏi còn làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ bằng cách làm tăng lượng nội tiết tố estrogen. Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Phytotherapy Research, dầu tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp phát triển hệ xương khỏe mạnh.
Ngăn ngừa nguy cơ sinh non
Nhiễm vi khuẩn trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non ở bà bầu. Các nhà khoa học thuộc Phòng Dịch tễ học, Viện Y tế Cộng đồng Na Uy phát hiện các hợp chất kháng sinh trong tỏi có khả năng giảm nguy cơ sinh non tự phát.
Một số lưu ý
Mặc dù tỏi rất có lợi, nhưng có một số trường hợp bạn nên ngừng ăn tỏi. Nếu bị dị ứng tỏi, hãy cân nhắc 2 điều quan trọng sau: đừng bao giờ ăn sống và nếu bạn bị nổi mề đay, sốt cao, hay đau đầu, hãy tránh ‘thần dược’ này. Một số nghiên cứu cũng phát hiện việc ăn tỏi đôi khi có thể gây tác dụng phụ ở những bệnh nhân đang uống thuốc trị HIV/AIDS