1. Túi mật của cá có chất độc
Không rõ từ bao giờ, người ta truyền tai nhau một bài thuốc nuốt mật cá (như cá lóc, cá trắm đen, trắm trắng) sẽ chữa được nhiều loại bệnh và tốt cho sức khỏe con người. Thế nhưng họ không biết rằng, mật cá vô cùng độc hại, nhiều người từng ngộ độc nặng chỉ vì nuốt chúng.
Đây là bộ phận chứa nhiều thành phần cực độc của cá như axit mật và axit hydrocyanic. Những chất này còn độc hại hơn cả asen (thạch tín) và dễ gây hại cho gan khi ăn/nuốt.
Do đó, khi mổ cá, cần loại bỏ túi mật này trước chế biến. Nếu vô tình làm vỡ mật cá, phải rửa sạch rồi mới chế biến.
2. Ruột cá
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh- Nguyên trưởng khoa vi chất (Viện dinh dưỡng Quốc gia), Trưởng phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, ruột cá là bộ phận bẩn nhất. Cá sống dưới nước nên dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn.
Nếu ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng khi bị nhiễm vào cơ thể có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác.
Trong trường hợp muốn ăn ruột cá mọi người nên chọn những loại ruột cá ăn được và chế biến cẩn thận. Trước khi nấu, nên rửa thật sạch bằng muối. Và đặc biệt, bạn phải nấu thận chín, tránh nguy cơ mắc các bệnh ký sinh trùng.
3. Não cá
Cá nuôi càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao. Nếu ăn não cá, rất có thể bị ngộ độc. Các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự sau: Đầu cá, da cá, thịt cá, trứng cá.
Ví dụ ở cá chép, hàm lượng thủy ngân trong 200g da cá, thịt cá, trứng cá là rất thấp, nhưng với trên dưới 400g thì so với 200g trong da cá hàm lượng thủy ngân đã tăng lên 5 lần, còn trong não cá tăng 20 lần trở lên