Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp và lo ngại sức mạnh khu vực của Trung Quốc, Ấn Độ tiếp tục tăng cường vũ khí chiến lược cho quân đội nước này.
Trong chuyến thăm Ấn Độ diễn ra trong 2 ngày đầu tháng 12/2012, Tướng Udi Shani, nhân vật cao cấp của Bộ Quốc phòng Israel đã thảo luận với Thư ký Quốc phòng Ấn Độ Shashi Kant Sharma về việc hợp tác quốc phòng giữa hai nước. |
Hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn tầm gần Iron Dome cũng được đem ra thảo luận khi Ấn Độ mong muốn được mua lại hệ thống cũng như giấy phép sản xuất từ Israel để sản xuất và bán lại hệ thống này. |
Nguồn tin từ Ấn Độ cho biết, Israel đã đồng ý bán hệ thống phòng thủ Iron Dome. |
Iron Dome là là một hệ thống phòng thủ phòng không di động trong mọi điều kiện thời tiết, được phát triển bởi Rafael Advanced Defense Systems. |
Nó là một hệ thống tên lửa được thiết kế để đánh chặn và phá hủy tầm ngắn tên lửa và đạn pháo bắn từ khoảng cách 4 đến 70 km. |
Điểm đặc biệt của Iron Dome nằm ở việc, tổ hợp vũ khí này có thể tính toán ra điểm rơi của tên lửa mục tiêu. Nếu tên lửa mục tiêu không hướng vào các khu dân cư, Iron Dome sẽ không kích hoạt tên lửa đánh chặn. |
Hệ thống phòng thủ Iron Dome cũng có hiệu quả chống lại máy bay lên đến độ cao 32.800 ft (10.000 m). |
Hệ thống radar hiện đại của Iron Dome. |
Thời gian gần đây Ấn Độ đã thực hiện việc mua và chuyển giao nhiều loại vũ khí và máy bay trong hoàn cảnh mối quan hệ với Trung Quốc của nước này đang khá căng thẳng. |
Ngày 30/11, hai chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc cùng các máy bay chiến đấu của Ấn Độ đã có một cuộc chạm trán gần vùng biên giới tranh chấp. |
Mới đây, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng đã tuyên bố không chấp nhận bất cứ linh kiện nào có nguồn gốc từ Trung Quốc trong thương vụ mua các máy bay Hercules C-130J và Poseidon P-8 theo chương trình Mua bán Quân sự Nước ngoài với Mỹ. (Ảnh máy bay vận tải Hercules) |
UPI dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony phát biểu tại quốc hội Ấn Độ: “Không quân Ấn Độ đã nhận được danh sách các nhà cung cấp từ chính phủ Mỹ liên quan đến các máy bay mua của nước này, và không nhà cung cấp nào được phát hiện là các hãng chế tạo Trung Quốc”. |
Trong khi đó, ngày 13/12, nước này cũng bất ngờ bắn thử thành công tên lửa đạn đạo Agni-1 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tầm bắn của tên lửa trong lần thử nghiệm này không được công bố. Tuy nhiên, theo các thông số thiết kế, Agni-I có tầm bắn 700km. Ngoài Agni-I, kho tên lửa chiến lược của Ấn Độ còn có các tên lửa Agni-IV, Agni-V (được tính là ICBM xuyên lục địa). Tất cả các tên lửa này đều là ác mộng thường trực với Trung Quốc. |
Các biến thể của gia đình tên lửa Agni được trang bị hệ thống định vị có độ chính xác cao cùng hệ thống dẫn hướng phụ trợ tinh vi. Tên lửa Agni có độ chính xác rất cao, bán kính lệch mục tiêu CEP của tên lửa chỉ khoảng 25m. Đây được xem là một trong những tên lửa đạn đạo có độ chính xác hàng đầu thế giới hiện nay. (Tổng hợp) |