Ăn, ngủ và xem bóng đá cùng người chết

07:12, Thứ sáu 12/08/2011

( PHUNUTODAY ) - 16 năm#160;xem bóng đá cùng người chết và sống cùng người chết, họ đã chứng kiến biết bao câu chuyện cảm động ở nơi lạnh giá đầy sự chết chóc ấy.

(Phunutoday)- Với những nhân viên làm việc trong nhà xác bệnh viện, dù đam mê bóng đá đến mấy thì được xem trọn vẹn một trận bóng là được coi là...quá xa xỉ. Thậm chí, ngay cả khi đang xem bóng đá và không có việc gì phải làm, họ vẫn phải giật mình thon thót nghĩ đến những tử thi nằm ngay bên cạnh họ đang chờ được người thân đem đi mai táng.

16 năm xem bóng đá cùng… người chết!

Sau 16 năm làm việc ở trong khu [[nhà xác]] (thuộc Khoa Đại phẫu, [[Bệnh viện]] Việt Đức Hà Nội), anh Nguyễn Văn Dũng đã tiếp xúc với đủ loại xác chết: từ chết trôi, chết bệnh, chết tai nạn đủ kiểu. Thậm chí cả việc tắm rửa hay việc ngồi hàng giờ khâu vá đủ loại vết thương lớn nhỏ cho những xác chết bị tai nạn, anh vẫn cảm thấy công việc hết sức bình thường. Đấy là chưa kể đến hàng trăm công việc khác liên quan đến người chết mà nếu kể ra, những người yếu bóng vía phải mất ăn mất ngủ vì sợ hãi. 

Với nhân viên nhà xác, cuộc sống và công việc hàng ngày của họ gắn liền với những tử thi.

Nhưng những việc đó thì chỉ mình anh biết, các đồng nghiệp và lãnh đạo của Khoa Đại phẫu biết, chứ những câu chuyện nghề thì anh phải giấu kỹ, chẳng khi nào dám thổ lộ cùng ai, dù đó là người vợ vẫn đầu gối tay ấp cùng mình đã bao năm.

Cứ tưởng việc hàng ngày tiếp xúc với [[người chết]], với đủ loại cung bậc xúc cảm đau đớn của người thân người quá cố, cảm xúc của anh đã chai lỳ. Nhưng sự thực lại hoàn toàn không phải vậy. Bởi vẫn có những cái chết thương tâm khiến những nhân viên nhà xác như anh phải rơi nước mắt.

Anh Dũng kể, cách đây không lâu, trong ca trực của mình, anh đã phải phục vụ cho 3 đám tang của nguyên một gia đình gồm bố mẹ và con bị chết trong một vụ tai nạn giao thông. Ba chiếc quan tài hôm ấy đặt song song liền nhau trong nhà niệm khiến những người thờ ơ nhất cũng phải nhói lòng và rơi lệ. Lại có những trường hợp người nhà vào nhà xác nhận thân, nhìn thấy người chết, quá đau đớn mà ngất lịm nhiều lần. Chứng kiến cảnh ấy, ai cũng xúc động, cùng cảm thấy đau đớn như chính mình cũng vừa mất đi một người thân...

Nhiều năm làm việc trong nhà xác, anh Dũng đã rút ra cái kinh nghiệm, như một quy luật nghiệt ngã của tạo hóa. Đó là việc người chết thì không định thời gian. Những người bệnh nặng đang điều trị trong bệnh viện vẫn có thể chết bất cứ lúc nào. Lại có những vụ tai nạn giao thông, người bị tai nạn sau khi được đưa vào bệnh viện thì chết hoặc chết ngay trên đường đến viện, họ cũng được đem đến bảo quản trong nhà xác để chờ người thân đưa đi mai táng. Trong khi Bệnh Viện Việt Đức là Trung tâm tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân bị tai nạn lớn nhất nước. Vì vậy, không ngày nào là không có người chết phải nhập nhà xác. Và, chuyện nhân viên nhà xác cả đêm tiếp nhận người chết và phục vụ người chết là chuyện hết sức bình thường. 

Bên trong nhà xác bệnh viện có biết bao câu chuyện cảm động, vui buồn và cả rùng rợn. Nhưng ở ngay bên cạnh vẫn là một cuộc sống náo nhiệt. Ảnh NTT.

 Anh Dũng cho biết, trực đêm trong nhà xác, nếu không có người chết để tiếp nhận thì nhân viên trong ca trực cũng không thể ngủ. Cả đêm họ cứ hết lang thang trong phòng quản xác lại quay về phòng ngồi xem ti vi. Vì thế, chỉ khi nào có giải bóng đá lớn nào đó diễn ra thì nhân viên nhà xác phải trực đêm mới được vui hơn một chút. Cũng theo anh Dũng, nhân viên nhà xác, ai cũng mê bóng đá đến cuồng nhiệt. Vì vậy, mỗi khi mùa giải Wold Cup, giải bóng đá châu âu hay các giải ngoại hạng âu, mỹ, nếu có thể xem, anh em đều xem hết, không bỏ trận nào cả.

Nhưng nói là xem hết vậy thôi, chứ hiếm hoi lắm mới có trận bóng anh em trong ca trực được xem trọn vẹn trận đấu từ đầu chí cuối. Ngay với anh Dũng, dù đã 16 năm xem bóng đá trong nhà xác thì những trận cầu anh được xem trọn vẹn cũng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Bởi nhiều khi đang xem bóng đá thì lại có người chết cần nhập nhà xác. Khi ấy, nhân viên lại phải bỏ ti vi để lo hướng dẫn làm thủ tục nhập nhà xác cho người quá cố. Không ít trường hợp người chết được chuyển đến nhà xác giữa đêm đã khuya, mà nạn nhân lại là người ngoại tỉnh, người nhà của họ của họ khi ấy không chịu rời viện, cứ quanh quẩn khóc lóc xin xỏ vào thắp hương, thắp nến cho người quá cố trong nhà niệm.

Lại có đêm nhà xác phải tiếp nhận bệnh nhân bị tai nạn nặng cần phải khâu vá thẩm mỹ, thì trận bóng dù hay đến mấy cũng coi như… mất trắng, chẳng xem được nữa. Nhưng bù lại, họ được an ủi rất nhiều vì việc họ làm đã khiến gia đình người chết bớt đi nhiều đau khổ khi thấy người thân của họ vẫn được lành lặn và toàn vẹn trước khi mai táng.

Xem bóng đá: Sướng, nhưng cấm được… kêu to!

Cũng là một người rất hâm mộ môn bóng đá, nhưng anh Ngô Việt Hồ, 26 tuổi, nhưng đã làm việc tại nhà xác bệnh viện Việt Đức được 5 năm rồi cho biết: Dù rất hâm mộ bóng đá, nhưng từ khi vào nhà xác bệnh viện việt Đức làm việc, cũng giống với những nhân viên khác, nếu vào ca trực thì ai cũng không thể xem trọn vẹn một trận bóng. Bởi, trong ca trực,ngoài việc làm thủ tục nhận thêm xác mới nếu có, họ phải thường xuyên đi kiểm tra nhiệt độ trong ngăn lạnh chứa xác, thường xuyên kiểm tra phòng bảo quản xác xem có chuột gặm xác không. Bởi theo anh Hồ, nhà xác Bệnh viện việt Đức không đơn thuần là nơi lưu giữ tử thi tạm thời để chờ người nhà đưa đi mai táng, đó còn là nơi gần như duy nhất tại Hà Nội phục vụ cơ quan điều tra trong những vụ người chết có liên quan đến những vụ trọng án hình sự. Đặc biệt, có không ít người nước ngoài khi chết tại việt Nam cũng được bảo quản tạm thời ở nơi này trước khi đưa về nước khiến việc bảo quản và đảm bảo an toàn cho những người chết tại đây là vô cùng quan trọng. 

Hầu hết nhân viên trong nhà xác đều hâm mộ bóng đá. Nhưng xem bóng đá, dù "sướng" đến mấy cũng cấm được... kêu. Bởi ngay bên cạnh họ còn có cả những vong linh còn đang nằm nghỉ, chờ được người nhà đưa sang thế giới vĩnh hằng. Ảnh NTT.

 Dường như sống và làm việc đã lâu  trong nhà xác nên cái tín ngưỡng duy tâm cũng hằn sâu vào suy nghĩ của mỗi người làm việc tại đây. Anh Hồ cho biết thêm: Phục vụ cho người đã chết và người thân của họ, dù đó là thời điểm nào cũng phải toàn tâm, toàn ý chứ không thể qua loa, giả dối được. Bởi, những người đã chết nhưng linh hồn thì vẫn còn nên họ biết hết những gì đang diễn ra quanh họ hay những gì người sống nói với họ, đối xử với họ tốt hay xấu.

Hơn nữa, việc phải nằm lại nơi nhà xác không có người thân khiến những người đã chết rất cô đơn. Để an ủi những người xấu số, có không ít đêm mất ngủ, chẳng có việc gì để làm, cũng chẳng có chương trình ti vi nào hay ho để xem, những người trông coi nhà xác vẫn lang thang trong nhà niệm và phòng quản xác lầm bẩm nói những câu chuyện không đầu không cuối với những người đã chết như những kẻ mộng du…

Đối với những nhân viên làm việc trong nhà xác, dường như [[bóng đá]] chính là niềm vui, là phần thưởng lớn nhất họ có được trong suốt những đêm dài thức trắng phục phụ những người quá cố. Thế nhưng, đối lập hẳn với những hỉ, nộ, ái, ố, với đủ loại cung bậc cảm xúc ở những nơi xem bóng đá bên ngoài, nhất là nơi sân cỏ, các nhân viên nhà xác xem bóng đá trong nhà quản xác Bệnh viện Việt Đức, dù có sướng đến mấy khi đội bóng mình hâm mộ ghi bàn, họ cũng không được kêu to!

Anh Nguyễn Văn Dũng cho biết: Không ai quát nạt ai vì việc kêu to, cũng chẳng có quy định nào cấm người xem bóng đá được reo hò. Nhưng đã trong ca trực, đã ở trong “ngôi nhà”, nơi những số phận không may mắn đang an nghỉ tạm thời thì không ai có quyền làm kinh động đến những người đã chết. Vì vậy, trong khi xem bóng đá, họ vẫn mở ti vi thật nhỏ và gióng tai cố gắng nghe tiếng của bình luận viên trên truyền hình.

Cũng theo anh Dũng: Dù anh và các đồng nghiệp của mình có xem đá bóng ở một nơi mà xung quanh chỉ toàn là người chết, nhưng khi xem bong đá, thi thoảng anh em vẫn cứ giật mình thon thót. Không phải anh giật mình vì sợ hãi những người chết đang nằm kia, mà anh giật mình vì sợ trong lúc cao trào đầy hưng phấn, nhỡ có ai đó kêu nhẹ hay ho lên một tiếng, rất có thể tiếng kêu ấy sẽ khiến cho người đang chết nằm kia kinh động vì sợ hãi. Vì thế, khi xem bong đá trong nhà xác, ai cũng hồi hộp tột độ, ai cũng kìm nén cảm xúc của mình đến tột độ.

Và, với việc xem bóng đá kỳ lạ ấy, cách xem bóng đá của những nhân viên nhà xác Bệnh viện Việt Đức dường như là cách xem bóng đá đặc biệt nhất thế gian này. Nó không hề có tiếng reo hò, cổ vũ và những hỉ, nộ, ái, ố, ngoài lời “độc thoại” của các bình luận viên bóng đá. Bởi xem bóng đá nhưng ở đây, ai cũng muốn giữ một không gian bình yên nhất có thể cho những người xấu số vừa khuất núi.

  • Nguyễn Minh
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc