1. Rau cải trắng thối cực độc
Rau cải trắng tươi mới có muối axit nitric. Bản thân chất muối axit nitric này không có độc tính, nhưng sau khi bị thối thì do tác động của vi khuẩn, muối axit nitric từ không độc trở nên có độc. Chất độc này có thể làm cho hemoglobin có ít sắt bị ôxy hóa biến thành có nhiều sắt khiến máu mất khả năng chuyển ôxy. Nếu dùng rau cải này để muối dưa thì cũng dễ gây trúng độc cho người ăn, thậm chí hôn mê, nguy cấp đến tính mạng
2. Người nào cần hạn chế ăn rau cải?
Người bị thận
Những người suy thận nặng không nên ăn bắp cải.
Bà bầu có hội chứng trào ngược
Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải nên thận trọng với cải thảo. Thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.
Người bị viêm đường tiêu hóa
Đối với những người có bệnh viêm đường tiêu hóa không nên ăn cải thảo sống như kim chi, salad… để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.
Người bị táo bón
Đối với những người bị táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
3. Không nên ăn quá nhiều rau cải cùng quất, táo, lê
Rau cải và củ cải là loại rau xanh thuộc họ hoa chữ thập. Nếu trường kỳ ăn những loại rau này sẽ khiến cơ thể bị ức chế cơ năng tuyến giáp trạng, thậm chí có thể dẫn đến phù giáp trạng. Nguyên nhân là do khi ăn rau cải, củ cải, cơ thể sẽ sinh ra muối tiôxianic axit. Ở trong cơ thể, chất này rất nhanh chóng chuyển biến thành tiôxianic axit -một chất kháng tuyến giáp trạng, ức chế cơ năng của tuyến giáp trạng.
Nếu kéo dài sẽ sinh ra phù thũng tuyến giáp trạng. Ngoài ra, những loại quả như: Quất, táo, lê, nho... có chất sê-tôn vàng, ở trong đường ruột có thể chuyển biến thành axit mạnh. Loại axit này cũng gây ức chế công năng tuyến giáp trạng rất mạnh. Nếu bạn ăn củ cải, rau cải cùng với những loại quả trên trong một thời gian dài thì sẽ gây nguy hại lớn cho tuyến giáp trạng.