(Ảnh nóng)-Vào năm 1944, với mong muốn có thể chế tạo được một loại máy bay ném bom có khả năng cơ động nhanh, đồng thời có thể thực hiện những chuyến bay với hành trình dài, quân đội Phát xít Đức đã nghiên cứu và có ý định chế tạo loại “quái” phi cơ Focke-Wulf Fw 1000x3 để trang bị cho không lực Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ II.
“Quái” phi cơ Focke-Wulf Fw 1000x3 của phát xít Đức |
Với khát vọng sở hữu một loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa, quân đội phát xít Đức đã có kế hoạch tạo ra Bomber 1000x3 |
Loại "quái" phi cơ này đáp ứng đủ 3 tiêu chí đó là có khả năng mang theo 1.000 kg bom ở khoảng cách 1.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu và tốc độ đạt 1.000 km/h |
Focke-Wulf Fw 1000x3 có thiết kế hết sức đặc biệt khác hẳn với những loại máy bay truyền thống trước đó |
Focke-Wulf Fw 1000x3 được trang bị 02 động cơ phản lực Heinkel-Hirth S 011 |
Với sức chứa 1.000kg bom, Focke-Wulf Fw 1000x3 được xem là sát thủ đến từ trên không |
Ở phía đầu mỗi cánh của Focke-Wulf Fw 1000x3 có hai cánh tà hất xuống có chức năng tạo độ cân bằng cho máy bay. |
Cận cảnh hung thần trên không của quân đội phát xít Đức |
Mặc dù dự án chế tạo loại máy bay này bị hủy bỏ, nhưng rõ ràng nó tạo ra tiền đề cho ý tưởng sáng tạo những loại máy bay ném bom tầm xa thế hệ sau |
"Quái" phi cơ Focke-Wulf Fw 1000x3 |
Mô hình phác thảo đầu tiên của dòng máy bay Focke-Wulf Fw 1000x3 được mã hiệu là A |
Mô hình phác thảo thứ 2 của dòng máy bay Focke-Wulf Fw 1000x3 được mã hiệu là B |
Mô hình phác thảo thứ 3 của dòng máy bay Focke-Wulf Fw 1000x3 được mã hiệu là C |
Sau khi Chiến tranh thế giới lần II kết thúc một số nước trong phe Đồng minh, điển hình là Mỹ đã nối lại các nghiên cứu của người Đức và đã chế tạo được loại máy bay ném bom hàng khủng B2 dựa trên nguyên lý cánh rộng liền thân đã từng được nghiên cứu vào năm 1944 |
Thái Yên