Thứ nhất: Nhòm ngó, tính toán tài sản của cha mẹ
Cha mẹ hi sinh cả đời vì con cái. Khi về già họ muốn để lại nhiều tiền bạc để mong con bớt khổ. Nhưng có lẽ đây chính là nguồn cơn khiến cho tình cảm anh em trong nhà rạn nứt vì tranh giành tiền bạc.
Nhiều người chỉ vì lòng tham mà từ mặt nhau, kiểu người này bị tiền chi phối, họ chẳng coi trọng tình cảm gia đình.
Thực tế thì đã là con người ai cũng tham, nhưng chúng ta cần có bản lĩnh và có sự hiểu biết để hiểu tiền nào nên nhận, tiền nào nên để yên.
Khi chúng ta nhận thức được điều này thì chúng ta sẽ có cuộc sống an yên.
Thứ hai: Muốn giữ tình cảm, đừng tùy tiện vay mượn tiền
Anh chị em trong gia đình khi lớn lên sẽ có những công việc và điều kiện kinh tế khác nhau. Có người có cuộc sống khấm khá, có người lại gặp nhiều khó khăn. Việc giúp đỡ nhau trong cuộc sống là điều cần thiết.
Khi quá khó khăn, ta có thể nhờ cậy sự giúp đỡ của anh chị em, nhưng phải nhớ rằng đồng tiền có vay có trả, đừng bao giờ ỷ lại vì tình yêu thương, sự giúp đỡ của người khác mà thiếu trách nhiệm trong việc hoàn trả.
Thứ ba: Không bao giờ quên ơn giúp đỡ
Làm người thì cần biết trân trọng, bạn sẽ ngày càng giàu. Làm người thì nên biết ơn, bạn sẽ được hưởng phúc cả đời. Hãy trân trọng, biết ơn, đó là vẻ đẹp từ trái tim của một con người.
Ngay cả đến bố mẹ sinh ra ta, là người yêu thương và có thể hi sinh cho chúng ta cả cuộc đời thì trong lòng mỗi người vẫn phải mang ơn bố mẹ, biết ơn những người sinh thành và nuôi dưỡng mình.
Thứ tư: Nguyên tắc không can thiệp quá sâu vào cuộc sống cá nhân của từng người
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Bởi thế nên mỗi người đều có gia đình nhỏ, những không gian riêng tư ở đó. Người một nhà thì đúng là nên quan tâm, góp ý cho nhau để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Thế nhưng có những chuyện chúng ta không thể can thiệp sâu vào nhau, như thế sẽ làm tình cảm rạn nứt đi.