Nguyên nhân bà bầu bị táo bón?
- Do hormone: Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có biến đổi lớn về hàm lượng hormone, ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột và cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. Từ đó, mẹ bầu dễ bị táo bón.
- Tử cung của thai phụ tăng kích thước chèn ép các cơ quan trong ổ bụng dẫn đến các mẹ dễ bị táo bón khi mang thai và bệnh trĩ.
- Khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể người mẹ bị mất nước. Cuối thai kỳ, do thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng dễ làm ba bầu bị táo bón. Hơn thế nữa, thời kỳ ốm nghén, cơ thể mệt mỏi khiến phụ nữ lười vận động và đi lại nên cũng dễ bị táo bón hơn.
- Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn không cân đối, thiếu chất xơ, uống ít nước, uống rượu, bia,…Ở thời kỳ đầu và cuối của thai kỳ thai phụ thường bị kích thích đi tiểu nhiều về ban đêm, nên nhiều thai phụ ngại uống nước nên càng dễ bị táo bón khi mang thai.
- Sự phát triển của thai nhi: Sự lớn lên của thai nhi làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, làm tình trạng táo bón gia tăng. Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón.
- Do uống viên sắt và canxi bổ xung: Để hấp thụ những khoáng chất trong một số loại viên sắt cơ thể cần một lượng lớn nước, tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng uống đủ, hơn nữa một phần các khoáng chất này không hấp thụ được vào cơ thể phải ra ngoài là gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.
Bà bầu bị táo bón có sao không?
Không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của chị em bầu mà bệnh táo bón còn khiến phụ nữ mang thai luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn đến tâm lý chán ăn, từ đó khiến cho mẹ và bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó, việc các chất thải không được tống khứ ra ngoài mà tích tụ lâu trong ruột còn có thể lan truyền chất độc, gây hại cho cơ thể cả thai phụ và thai nhi. Chưa kể việc phải dùng sức để rặn mỗi lần đi vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Về lâu dài, táo bón có thể dẫn đến trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác. Do đó, mẹ bầu không được coi thường bệnh táo bón mà cần đề phòng và can thiệp từ sớm để hạn chế rủi ro cho mẹ và bé.
Bà bầu bị táo bón thì điều trị ra sao?
- Một chế độ ăn uống lành mạnh với số lượng lớn chất xơ, thức ăn thô hòa tan và không hòa tan. Sợi hòa tan sẽ tan ra trong môi trường nước của ruột. Cuối cùng, nó có dạng như một gel mềm nên sẽ dễ dàng ra khỏi cơ thể. Ví dụ về các sợi hòa tan được tìm thấy trong khoai tây và bí ngô. Chất xơ không hòa tan được bài tiết ra khỏi cơ thể với cách tương tự như khi nó đi vào, ví dụ như hạt ngô, cà rốt.
- Số lượng chất xơ được khuyến nghị tiêu thụ hằng ngày trong khi mang thai là là 25-28 gram/ ngày.
- Uống nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít một ngày nếu có thể, điều này thực sự giúp bạn có thể tránh và điều trị táo bón.
- Tập thể dục thường xuyên và vận động nhiều. Bơi lội, đi bộ, yoga và các bài tập nhẹ nhàng để khống chế cân nặng là các giải pháp lý tưởng khi mang thai.
- Một số phụ nữ có thể cần phải dùng các thuốc có chất làm mềm phân. Chúng làm giảm quá trình chuyển đổi của nước trong quá trình vệ sinh nên có thể giữ phân mềm và dễ thải ra hơn. Tuy nhiên, cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình mang thai.
- Dung dịch thụt tháo và nhét hậu môn, các loại dầu bôi trơn chỉ nên được sử dụng khi có sự giám sát và hướng dẫn y tế.
- Loại trừ các bệnh khác có thể gây ra táo bón trong thai kỳ cũng rất quan trọng. Bệnh tiểu đường thai kỳ, chứng nôn nghén, trĩ hoặc nhược giáp,... đều có thể dẫn tới khả năng xảy ra táo bón.
Cách phòng ngừa táo bón ở bà bầu
Tình trạng bà bầu bị táo bón ngoài các nguyên nhân khách quan không thể tránh khỏi như: sự thay đổi hormone trong cơ thể, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho vùng chậu và bàng quang; còn có những nguyên nhân chủ quan mà chị em có thể nỗ lực thay đổi để cải thiện tình trạng táo bón như: chế độ ăn uống thiếu chất xơ, tâm lý ngại vận động, thói quen uống ít nước,…