Ba trẻ chết vì bệnh tay chân miệng

11:07, Thứ tư 30/03/2011

( PHUNUTODAY ) - (Phunudoisong) - Trong quý 1/2011 tại TP.HCM đã có ba trẻ tử vong vì bệnh tay chân miệng. Trong đó, ca tử vong gần đây vào ngày 20/3 tại bệnh viện Nhi Đồng 1.

(Phunudoisong) - Trong quý 1/2011 tại TP.HCM đã có ba trẻ tử vong vì bệnh tay chân miệng. Trong đó, ca tử vong gần đây vào ngày 20/3 tại bệnh viện Nhi Đồng 1.

Được biết, các ổ dịch lại đang xuất hiện ở các trường học tại quận 8 và quận Tân Bình, gây lo lắng cho phụ huynh học sinh.

Theo báo SGTT, ổ dịch đầu tiên diễn ra tại trường mầm non 12, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM. Sau khi bé N.T.M.T tử vong tại khoa nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 1 vào ngày 20/3 vừa qua. Bé T. tử vong do bệnh tay chân miệng biến chứng gây viêm màng não. Sau đó một ngày bạn học cùng trường và cùng lớp với bé T. cũng có biểu hiện nóng sốt. Trước tình hình đó, nhà trường đã mời phụ huynh tới và yêu cầu đưa các bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
d
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan trong cộng đồng. : Giadinhnet

Ổ dịch thứ hai diễn ra trong trường mầm non Tân Sơn Nhất quận Tân Bình, khi cô giáo phát hiện một bé trong lớp bị sốt. Giáo viên gọi điện cho cha mẹ đến trường đưa bé đi khám. Sau đó, gia đình cũng cho biết bé bị tay chân miệng. Buổi chiều trường phát hiện trong lớp này có thêm hai bé nóng sốt và nổi nốt đỏ ở tay, chân. Các bé nhanh chóng được trả về cho phụ huynh, sau đó phụ huynh báo lại với nhà trường là bé bị tay chân miệng. Tới ngày 25.3, trường Tân Sơn Nhất phát hiện học sinh bị tay chân miệng, và báo với trung tâm Y tế dự phòng xuống phun xịt cloramine B, vệ sinh toàn trường.

Tại khoa nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 hiện có 36 trẻ đang điều trị bệnh tay chân miệng, trong đó có những trẻ bị sốc độ 4 dẫn đến co giật, suy hô hấp nặng phải thở máy.

Theo các bác sĩ ở Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, hằng năm thường có hai đợt cao điểm bệnh tay chân miệng. Đợt một vào các tháng 3, 4, 5; đợt hai vào các tháng 9, 10, 11.

Theo thống kê của các bệnh viện chuyên khoa nhi, bệnh chân tay miệng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là độ tuổi dưới 3 tuổi. Tay chân miệng là bệnh dễ lây, lây rất nhanh qua đường tiêu hoá ở bé sống cùng nhà và nhóm trẻ sinh hoạt cùng nhà trẻ do siêu vi trùng gây bệnh lây lan qua tay, thức ăn đồ uống, sàn nhà, đồ chơi, dụng cụ ăn uống. Mặc dù bệnh chủ yếu tấn công trẻ ở độ tuổi dưới 5 tuổi, nhưng trẻ lớn và người lớn cũng có thể mắc.

Trẻ bị bệnh thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét.
 


Đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu có dấu hiệu:

- Sốt cao (từ 38,5ºC trở lên).
 
- Ói nhiều.

- Giật mình, hốt hoảng.
 
- Run chi.
 
- Yếu liệt tay hoặc chân.

 Lưu ý không tự bôi thuốc vào những nốt hồng ban vì sẽ gây khó khăn cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh. Chú ý tăng cường về dinh dưỡng, miễn dịch cho trẻ...


PL (Tổng hợp)
 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc