Bác sĩ nhầm lẫn triệu chứng đau ngực, khó thở của cô gái
Sophie White, 19 tuổi, sống ở Basildon, Essex, có triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi cực độ và ho khó chịu trong 8 tháng. Trong suốt thời gian đó, Sophie đã đi khám 6 lần, bác sĩ đều nói rằng đó là các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Thực ra, Sophie đã bắt đầu cảm thấy không khỏe vào cuối năm 2016, khi cô mới 18 tuổi và vào tháng 12 của năm đó thì cô đi khám.
"Tôi bắt đầu thấy khó thở. Tôi đã đi đến bác sĩ, nhưng họ nghĩ đó có thể là bệnh hen suyễn. Tôi bắt đầu mệt mỏi mọi lúc và xét nghiệm máu cho thấy tôi bị thiếu B12. Tôi cũng bị ho, nhưng các bác sĩ nói rằng nó sẽ tự biến mất", cô nói.
Sau khi chịu đựng các triệu chứng trong nhiều tháng, cuối cùng, trong lần chụp X-quang hồi tháng 7 năm ngoái, bác sĩ đã phát hiện một khối u 10cm trên ngực của cô và cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch Hodgkin.
"Khi tôi nhận được cuộc gọi nói rằng họ đã tìm thấy một khối ở bên phải ngực tôi, tôi cảm thấy trái tim mình như bị chìm xuống bùn. Theo một cách nào đó tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì rõ ràng tôi biết có điều gì đó không ổn với mình và có thể điều đó thành hiện thực, nhưng tôi vẫn bị hóa đá".
Vậy là, trong khi những người bạn của mình đang tận hưởng những năm đầu tiên ở trường đại học, thì Sophie phải chịu đựng 6 đợt hóa trị và tóc của của cô cũng bị rụng đi.
Sophie nhanh chóng được chuyển đến đơn vị điều trị Ung thư Thanh thiếu niên tại Bệnh viện Đại học College London vào tháng 9 để điều trị xạ trị. Việc xạ trị kéo dài đến tháng 4 năm sau với số ngày xạ trị là 16 ngày.
Việc xạ trị kéo dài đến tháng 4 năm sau với số ngày xạ trị là 16 ngày.
Nói về tác dụng phụ của việc xạ trị, Sophie cho biết: "Lúc đầu, rụng tóc là điều bạn cảm thấy tồi tệ nhất nhưng vì nó là điều khó tránh liên quan đến ung thư nên bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi thích nghi với nó. Ở trong phòng bệnh sẽ tốt hơn khi bạn nhận ra mình không phải là người kỳ quặc và thấy mọi người ở đó đều thoải mái khi không có tóc".
Phải từ bỏ việc học đại học và không muốn quá buồn phiền khi thấy bạn bè đến trường, Sophie đã kết bạn với một người cùng hoàn cảnh và điều này cô cảm thấy thoải mái hơn.
"Cô ấy biết cảm giác thế nào khi thấy mọi người tiếp tục cuộc sống của họ trong khi chúng tôi bị mắc kẹt trong một quả bong bóng nhỏ. Bởi vì bạn bè của tôi đều phải tới trường đại học, họ không thể đến thăm tôi nhiều và khi họ tới thăm thì thật khó để gặp nếu tôi cảm thấy không khỏe. Chính những người ở đây đã khiến tôi cảm thấy không còn cô lập", Sophie cho biết.
Sau khi sức khỏe đã ổn định, Sophie quyết định sẽ quay trở lại trường học và cô rất háo hức với điều này.
Cũng chính vì hiểu được những thiệt thòi khi phát hiện bệnh muộn và tâm lý bất ổn như thế nào trong thời gian điều trị mà Sophie quyết định lên tiếng chia sẻ về bệnh của mình để khuyến khích mọi người tin vào bản năng của chính mình và đặc biệt không được bỏ qua các bài kiểm tra tiếp theo nếu cảm thấy có gì không ổn trước đó.
"Bạn biết rõ cơ thể của mình hơn bất kỳ ai, vì vậy hãy tin tưởng vào những gì bạn cảm nhận và tiếp tục đi khám cho đến khi bạn nhận được câu trả lời mình cần. Hãy tiếp tục chiến đấu. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng điều này sẽ xảy ra với tôi, bởi vậy tôi khá bực bội vì rõ ràng tôi đã đi khám rất nhiều lần. Đáng lẽ ra tôi đã được chẩn đoán sớm hơn chứ không pải chờ đến 5-6 lần đi khám như vậy", cô chia sẻ.
"Bạn biết rõ cơ thể của mình hơn bất kỳ ai, vì vậy hãy tin tưởng vào những gì bạn cảm nhận và tiếp tục đi khám cho đến khi bạn nhận được câu trả lời mình cần", Sophie đưa ra lời khuyên.
Sasha Daly, phó giám đốc của một tổ chức từ thiện cho biết: "So với người trưởng thành thì người trẻ ít bị ung thư hơn nhưng nó vẫn là kẻ giết người lớn nhất. Chúng ta biết rằng chẩn đoán sớm có thể tạo ra tất cả sự khác biệt. Chúng ta thường nghe những câu chuyện đau lòng về những người trẻ tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư quá muộn. Chúng tôi muốn thế hệ này và các thế hệ tương lai được trang bị thông tin phù hợp, vì vậy họ có nhiều khả năng cảm thấy tự tin khi đến gặp bác sĩ hoặc nói chuyện với gia đình nếu họ có bất kỳ lo ngại nào về sức khỏe".
Các triệu chứng sớm của bệnh ung thư hạch
1, Thiếu máu
Theo nghiên cứu thống kê lâm sàng, có khoảng 10- 20% bệnh nhân bị ung thư hạch ác tính có biểu hiện thiếu máu tại thời điểm thăm khám, hoặc thậm chí xuất hiện khoảng vài tháng trước khi các hạch bạch huyết sưng phồng lên.
Đối với những bệnh nhân đã rơi vào giai đoạn bệnh tiến triển (nặng hơn) thì bệnh thiếu máu đã thể hiện một cách rõ ràng. Thiếu máu giống như là một yếu tố chắc chắn để dự đoán mức độ của bệnh ung thư hạch.
Một trong những tiêu chí quan trọng để chẩn đoán bệnh ung thư hạch trên lâm sàng có đang tiến triển nhanh hay không, các bác sĩ sẽ xem xét đến yếu tố thiếu máu nhiều hay ít và tỉ lệ đông máu nhanh hay chậm để lấy làm cơ sở xác định bệnh.
2, Suy giảm chức năng miễn dịch
Đây là khả năng phổ biến của những người có bệnh ung thư hạch, đặc biệt là những người ở giai đoạn nặng, bệnh càng tiến triển khi khả năng miễn dịch của cơ thể càng giảm sút.
Bệnh nhân sẽ thường xuyên xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng trong hệ thống thần kinh trung ương, viêm màng não hoặc u nang não có thể xảy ra, và những bệnh này rất có hại cho cơ thể và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Bệnh ung thư hạch ác tính thường đi kèm với xuất huyết não ở phân nửa bệnh nhân.