(Phunutoday) - 19 tháng sau ca phẫu thuật xử lý vết thương do gãy kín xương đùi trái, sức khỏe của em Đinh Trọng Hiếu, học sinh lớp 12, Trường THPT Quang Trung (huyện Sa Thầy) sa sút nhiều, vết thương chảy dịch và nổi u lên. Cuối cùng gia đình tới một bệnh viện khác để khám lại mới tá hỏa phát hiện một mũi khoan bị gãy trong chân.
[links()]
19 tháng sống chung với mũi khoan bị gãy trong chân
Ngày 31/1/2010, em Đinh Trọng Hiếu bị ngã xe gãy chân. Khi được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Kon Tum, các bác sĩ chẩn đoán, em bị gãy kín xương đùi trái.
Do vết thương khá nặng, các bác sĩ tiến hành phương pháp mổ kết hợp xương, kháng sinh, giảm đau. Sau đó, BVĐK Kon Tum đã tiến hành bắt nẹp vít xương đùi cho em Hiếu. Ca phẫu thuật thành công, bác sĩ viết lời hẹn tái khám sau 3 tuần. Sau khi tái khám, các bác sĩ cho biết kết quả vết thương ổn định.
Người nhà cũng nhận được lời dặn của bác sĩ tham gia ca mổ chân cho Hiếu là sau một năm mới có thể tiến hành mổ lấy nẹp vít và mổ ở đâu cũng được.
Theo lời bác sĩ, ngày 19/7/2011, gia đình đưa em Hiếu tới BV Quy Nhơn (Bình Định) để tháo nẹp vít. Mặc dù đã được tháo nẹp vít, nhưng tình hình sức khỏe của Hiếu ngày càng sa sút, ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập, hơn thế nữa chỗ vết thương chảy dịch và nổi u cục lên.
Lo lắng cho tình hình sức khỏe của Hiếu, gia đình đưa em đi khám thì mới tá hỏa phát hiện một mũi khoan bị gãy trong xương đùi. Trong khi đó, người nhà em Hiếu phản ánh từ khi Hiếu được xuất viện cho tới nay, phía Bệnh viện Kon Tum không hề có bất kỳ một cuộc liên lạc gì với gia đình về việc thông tin có mũi khoan bị gãy trong chân.
Sự việc trên đã khiến gia đình em Hiếu bức xúc, cho rằng bác sĩ bệnh viện đa khoa Kon Tum tắc trách khi đã để mũi khoan gãy trong chân em suốt hơn 19 tháng qua.
“Đây cũng là một trong những rủi ro trong nghề nghiệp”
Để tìm hiểu về vụ việc này, PV Phunutoday đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Ven - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum. Bà cung cấp, “Sở y tế tỉnh Kon Tum cũng đã biết tới vụ việc này. Chúng tôi cũng đã có giải trình của Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum.
Theo giải trình, ca mổ của bệnh nhân Đinh Trọng Hiếu là một trong những ca phẫu thuật nặng, phức tạp và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe bệnh nhân. Trong quá trình phẫu thuật ở cuối, bác sĩ đã làm gãy mũi khoan. Tuy nhiên, do tình hình sức khỏe của bệnh nhân và mặt kỹ thuật của bệnh viện lúc đó không cho phép ca mổ kéo dài lâu thêm nữa, nên bác sĩ không thể lấy mũi khoan bị gãy ngay sau đó, mà phải tiến hành một ca phẫu thuật tiếp theo.
Không phải bác sĩ “bỏ quên” mũi khoan” trong chân bệnh nhân mà mấu chốt ở đây phẫu thuật viên đã có một lỗi là chưa giải thích rõ cho người nhà và bệnh nhân hiểu được tình hình lúc đó.
Hơn nữa, khi tháo nẹp vít, bệnh nhân lại không đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum để bác sĩ tại đây xử lý mà lại mổ tại Bệnh viện Quy Nhơn (Bình Định). Bệnh viện Quy Nhơn đã không biết đến mũi khoan trong chân bệnh nhân được các bác sĩ BVĐK Kon Tum dự định lấy ra. Giá như người nhà đưa em đến BV Kon Tum thì mũi khoan đó đã được lấy ra rồi.”
Trả lời cho câu hỏi hướng giải quyết của Sở y tế về vụ việc này, bà Ven cho biết: “Đây cũng là một trong những rủi ro trong nghề nghiệp thôi, và cái đó cũng không có ai lường trước được và mong muốn cả".
Bệnh viện Đa khoa Kon Tum cũng đã đưa ra hướng giải quyết vụ việc này như sau: "Nếu người nhà đồng ý để Bệnh viện Kon Tum phẫu thuật thì bệnh viện sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất, đồng thời miễn toàn bộ viện phí. Bệnh viện khẳng định có đủ khả năng phẫu thuật lẫy mũi khoan ra. Còn nếu người nhà không chấp thuận thì bệnh viện chi trả một khoản chi phí để có một cuộc phẫu thuật tại nơi khác, an toàn và đảm bảo về kỹ thuật".
Về phía Sở y tế cho biết: "Chúng tôi đã có những văn bản chỉ đạo, làm rõ sự việc, nghiêm túc kiểm điểm những cá nhân tham gia kíp mổ đó, đồng thời kiểm tra lại thái độ của bệnh viện đối với gia đình bệnh nhân, để không còn tình trạng này xảy ra nữa.”
[links()]
19 tháng sống chung với mũi khoan bị gãy trong chân
Ngày 31/1/2010, em Đinh Trọng Hiếu bị ngã xe gãy chân. Khi được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Kon Tum, các bác sĩ chẩn đoán, em bị gãy kín xương đùi trái.
Do vết thương khá nặng, các bác sĩ tiến hành phương pháp mổ kết hợp xương, kháng sinh, giảm đau. Sau đó, BVĐK Kon Tum đã tiến hành bắt nẹp vít xương đùi cho em Hiếu. Ca phẫu thuật thành công, bác sĩ viết lời hẹn tái khám sau 3 tuần. Sau khi tái khám, các bác sĩ cho biết kết quả vết thương ổn định.
Người nhà cũng nhận được lời dặn của bác sĩ tham gia ca mổ chân cho Hiếu là sau một năm mới có thể tiến hành mổ lấy nẹp vít và mổ ở đâu cũng được.
19 tháng sống chung với mũi khoan bị gãy trong chân khiến sức khỏe của Hiếu sa sút nhiều. (nguồn: Dân Việt) |
Theo lời bác sĩ, ngày 19/7/2011, gia đình đưa em Hiếu tới BV Quy Nhơn (Bình Định) để tháo nẹp vít. Mặc dù đã được tháo nẹp vít, nhưng tình hình sức khỏe của Hiếu ngày càng sa sút, ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập, hơn thế nữa chỗ vết thương chảy dịch và nổi u cục lên.
Lo lắng cho tình hình sức khỏe của Hiếu, gia đình đưa em đi khám thì mới tá hỏa phát hiện một mũi khoan bị gãy trong xương đùi. Trong khi đó, người nhà em Hiếu phản ánh từ khi Hiếu được xuất viện cho tới nay, phía Bệnh viện Kon Tum không hề có bất kỳ một cuộc liên lạc gì với gia đình về việc thông tin có mũi khoan bị gãy trong chân.
Sự việc trên đã khiến gia đình em Hiếu bức xúc, cho rằng bác sĩ bệnh viện đa khoa Kon Tum tắc trách khi đã để mũi khoan gãy trong chân em suốt hơn 19 tháng qua.
“Đây cũng là một trong những rủi ro trong nghề nghiệp”
Để tìm hiểu về vụ việc này, PV Phunutoday đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Ven - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum. Bà cung cấp, “Sở y tế tỉnh Kon Tum cũng đã biết tới vụ việc này. Chúng tôi cũng đã có giải trình của Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum.
Theo giải trình, ca mổ của bệnh nhân Đinh Trọng Hiếu là một trong những ca phẫu thuật nặng, phức tạp và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe bệnh nhân. Trong quá trình phẫu thuật ở cuối, bác sĩ đã làm gãy mũi khoan. Tuy nhiên, do tình hình sức khỏe của bệnh nhân và mặt kỹ thuật của bệnh viện lúc đó không cho phép ca mổ kéo dài lâu thêm nữa, nên bác sĩ không thể lấy mũi khoan bị gãy ngay sau đó, mà phải tiến hành một ca phẫu thuật tiếp theo.
Không phải bác sĩ “bỏ quên” mũi khoan” trong chân bệnh nhân mà mấu chốt ở đây phẫu thuật viên đã có một lỗi là chưa giải thích rõ cho người nhà và bệnh nhân hiểu được tình hình lúc đó.
Hơn nữa, khi tháo nẹp vít, bệnh nhân lại không đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum để bác sĩ tại đây xử lý mà lại mổ tại Bệnh viện Quy Nhơn (Bình Định). Bệnh viện Quy Nhơn đã không biết đến mũi khoan trong chân bệnh nhân được các bác sĩ BVĐK Kon Tum dự định lấy ra. Giá như người nhà đưa em đến BV Kon Tum thì mũi khoan đó đã được lấy ra rồi.”
Trả lời cho câu hỏi hướng giải quyết của Sở y tế về vụ việc này, bà Ven cho biết: “Đây cũng là một trong những rủi ro trong nghề nghiệp thôi, và cái đó cũng không có ai lường trước được và mong muốn cả".
Bệnh viện Đa khoa Kon Tum cũng đã đưa ra hướng giải quyết vụ việc này như sau: "Nếu người nhà đồng ý để Bệnh viện Kon Tum phẫu thuật thì bệnh viện sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất, đồng thời miễn toàn bộ viện phí. Bệnh viện khẳng định có đủ khả năng phẫu thuật lẫy mũi khoan ra. Còn nếu người nhà không chấp thuận thì bệnh viện chi trả một khoản chi phí để có một cuộc phẫu thuật tại nơi khác, an toàn và đảm bảo về kỹ thuật".
Về phía Sở y tế cho biết: "Chúng tôi đã có những văn bản chỉ đạo, làm rõ sự việc, nghiêm túc kiểm điểm những cá nhân tham gia kíp mổ đó, đồng thời kiểm tra lại thái độ của bệnh viện đối với gia đình bệnh nhân, để không còn tình trạng này xảy ra nữa.”
- Minh Nhật