(Phunutoday) - 2 giờ sáng, thấy con gái sốt, nôn, vã mồ hôi như tắm, anh Đặng Văn Hải (SN 1975, ở Minh Khai- Hà Nội) vội vàng đưa con vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Khi đó, bác sĩ nói không có gì bất thường, chẩn đoán bị viêm đường hô hấp trên nhưng chỉ mấy tiếng sau bé gái hơn 2 tuổi đã qua đời vì viêm não.
[links()]
Chẩn đoán viêm họng, bé 2 tuổi chết vì viêm não?
Sự việc xảy ra đã hơn 2 tuần trôi qua nhưng cho đến tận bây giờ gia đình anh Hải vẫn chưa hết đau xót trước sự ra đi của đứa con gái đầu lòng được 27 tháng tuổi, nặng 14kg.
Phản ánh với Phunutoday anh cho biết, con gái anh từ ngày 5/10 đã có biểu hiện ho, ngây ngây sốt nên gia đình cho cháu ở nhà và cho cháu uống thuốc ho.
Ngày 9/10, gia đình anh cho con đến Bệnh viện Hồng Ngọc khám. Bác sĩ sau khi khám chỉ nói rằng cháu bị viêm họng, sốt viêm VA bình thường, nhiệt độ cháu lúc đó khoảng 38 độ C. Vì không có vấn đề gì nên bác sĩ đã cho cháu về và kèm theo đơn thuốc.
Đến ngày 10/10, cháu không còn ho nữa mà ăn được và chơi bình thường, vợ chồng anh tưởng con đã đỡ. Nhưng đến 10h tối, thấy con mồ hôi túa ra như tắm dù không hề sốt, nhiệt độ cháu lúc đó là 38.6 độ C. Lo lắng cho con, anh Hải đã gọi điện đến Bệnh viện Hồng Ngọc hỏi thì được một bác sĩ nam trả lời không phải lo lắng, cứ cho cháu uống thuốc hạ sốt, lau mồ hôi cho cháu. Nếu cháu có vấn đề gì thì cho cháu đi khám cấp cứu. Anh làm theo và cháu cũng thiếp đi được một lúc.
Gần 2h sáng, bé đang ngủ thì bị trớ, người đầm đìa mồ hôi trong khi không hề sốt cao. Vợ chồng anh liền cho con vào khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.
Anh Hải kể: "Lúc ấy ở khoa Nhi cũng chẳng có nhiều bệnh nhân, y tá đang ngồi đó chơi, y tá có đưa cặp nhiệt độ bảo gia đình tự cặp cho cháu. Nghĩ rằng cặp nhiệt độ xong rồi các bác sĩ sẽ khám cho con nhưng ngồi chờ mãi mà vẫn không ai khám. Trong khi đó họ đưa cho tôi phiếu ghi bảo mình khai thống kê công việc, tuổi, sở thích, thu nhập mà mình chẳng hiểu là cái gì. Tức là không phải lấy thông tin để khám bệnh cho cháu mà lấy thông tin của mình mục đích làm gì thì mình không biết.
Sốt ruột tôi gọi mấy cô y tá ở đấy, tôi lại ra trình bày tình trạng cháu và đưa cặp nhiệt độ cho các bác sĩ, lúc đó là 38 độ. Lúc đó họ mới đi gọi người. Một lúc sau có 1 y tá gọi con tôi vào khám. Vào khám, họ chỉ nghe nghe tim nghe phổi, kiểm tra họng. Rồi bác sĩ bảo cháu bị sốt, ho và viêm VA thế thôi. Nhưng bác sĩ không giải thích hiện tượng cháu ra mồ hôi nhiều như thế.".
Anh cho biết, sau khi khám xong, cô y tá cho cháu uống thuốc hạ sốt và uống oresol để bù nước. Rồi chẳng thấy bác sĩ bảo nhập viện hay đi về, hai vợ chồng cứ ngồi ôm con đợi ở hành lang.
Lúc sau thấy một bác sĩ nam, anh Hải liền gọi rồi kể bệnh tình. Bác sĩ hỏi bác sĩ trước nói sao và giải thích với anh rằng cháu bị ra mồ hôi như thế là bị rã sốt.
Anh bảo: "Khi tôi bảo anh ấy kiểm tra cho cháu xem sao mồ hôi cháu đầm đìa như vậy thì anh ấy cũng chẳng sờ, chẳng khám chỉ bảo do cơ địa của mỗi người khác nhau. Có thể do cơ địa của cháu mồ hôi nó ra nhiều hơn các bé khác. Sau đó tôi có hỏi có thể cho cháu đi xét nghiệm được không để cháu yên tâm. Bác sĩ bảo cái này không phải xét nghiệm, hiện tượng rã sốt của cháu bình thường thôi. Anh chị cho cháu uống sữa nóng hay oresol để tránh mất nước là được. Không cần phải xét nghiệm gì cả. Nếu anh chị không yên tâm thì đến giờ hành chính gia đình cho cháu đến xét nghiệm máu cho yên tâm".
Mừng khi thấy bác sĩ bảo con không sao nhưng anh vẫn không yên tâm nên hỏi lại bác sĩ nên cho cháu ở lại hay về thì bác sĩ bảo: “Tùy anh chị, anh chị có thể cho cháu về cũng được hoặc ở đây đến sáng mai cũng được”.
Thấy vậy, gần 5h anh cho cháu về nhà. Về đến nhà, vợ anh đút cho con ăn được chút cháo, ăn vào vẫn trớ hết cả ra, mồ hôi vẫn túa ra, cháu nằm thiêm thiếp ngủ. Khoảng 7h30 sáng hai vợ chồng anh lại ôm con lên Bệnh viện Hồng Ngọc khám. Lúc lên trên xe thì cháu có đi ngoài.
"Vừa nhìn thấy con bác sĩ bảo: quá muộn mất rồi, sao lại để nặng như thế này, không thể kịp được nữa. Đồng tử cháu bị giãn, thân nhiệt hạ, nhịp tim của cháu rất yếu, 99% là không qua khỏi. Lúc đó 2 vợ chồng tôi quỵ luôn". - Anh Hải nghẹn ngào nói.
Giữ hy vọng mong manh, vợ chồng anh tiếp tục cho cháu đến Bệnh viện Nhi Trung Ương cấp cứu. Nhưng đến 12h trưa cháu bé qua đời. Các bác sĩ tại đây kết luận cháu bị viêm não.
Cho rằng các bác sĩ Khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai không cẩn trọng khi khám bệnh cho con dẫn đến việc không phát hiện bệnh cho bé, ngày 14/10, gia đình anh Hải đã làm đơn khiếu kiện nơi đây.
"Thực sự bệnh tình con mình xấu như thế nhưng các bác sĩ ở viện Nhi, bệnh viện Hồng Ngọc mọi người cấp cứu cho cháu nếu cháu không qua khỏi thì đó là điều không may. Nhưng khi con mình còn tỉnh táo, cách đó 6 - 7 tiếng, nếu như ở bệnh viện Bạch Mai mà họ cũng nhiệt tình như vậy, họ khám và can thiệp kịp thời như thế thì có lẽ mọi cái nó đã thay đổi”. Anh bức xúc nói.
Bệnh viện Bạch Mai khẳng định khám bệnh đúng quy trình!
Chiều ngày 28/10, đại diện Bệnh viện Bạch Mai cũng đã có buổi làm việc với gia đình, giải quyết đơn khiếu nại của anh Đặng Văn Hải.
Tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngày 18/10, Khoa nhận được từ Ban Giám đốc đơn của gia đình anh Hải.
Ngày 19/10, Khoa Nhi đã họp và yêu cầu mỗi thành viên trong kíp trực viết bản tường trình diễn biến ca trực, giờ đó, đang làm gì. Được biết, kíp trực hôm 11/10 gồm 6 người trực chính, còn lại là các em sinh viên thực tập. Trong đó 3 người khám trực tiếp cho con anh Hải là BS Đỗ Tuấn Anh, Bùi Thanh Hà và BS Thịnh.
Cũng theo PGS.TS Dũng, Khoa cũng đã đến Bệnh viện Hồng Ngọc và Bệnh viện Nhi Trung ương xem lại các thông tin chẩn đoán và xử trí tại hai cơ sở đó.
"Sau khi xem xét quy trình thăm khám ở đây và trên bệnh viện Nhi có lưu lại, tóm lại cháu bé chủ yếu vã mồ hôi, không sốt, chỉ khoảng 36.2 độ. Cho đến giờ phút này chúng tôi chưa khẳng định có bác sĩ nào cho uống efferalgan 150mg hay không, mà trong tủ trực thì không có.
Theo dõi đến 4h, anh Tuấn Anh có tư vấn cho gia đình và chẩn đoán cuối cùng là cháu bị viêm đường hô hấp trên, bác sĩ cho gia đình về và dặn: có gì bất thường thì đi khám lại ngay. Nếu cứ chiếu theo cái này chúng tôi không có ở đó, tất cả toàn quyền giao cho bác sỹ trực hết. Trong kíp trực, bác sĩ trực và kíp trực có toàn quyền và trách nhiệm về ca trực. Nếu đúng theo quy trình khám xét này thì đến tại thời điểm cháu về không có biểu hiện gì lạ". PGS.TS Dũng nói.
Khi được hỏi về nguyên nhân tử vong của cháu bé, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng giải thích: "Giá như tất cả các bệnh nhân đều có bệnh án tử vong của chúng tôi, lúc đó chúng tôi phân tích rất kỹ. Cháu chết nguyên nhân gì, làm việc tích cực hay không tích cực, rút được kinh nghiệm gì. Nhưng bởi vì cháu không chết ở đây, chúng tôi không có một cơ sở gì.
Chỉ có cái sau khi chúng tôi xem các hồ sơ ở trên kia (Bệnh viện Nhi Trung Ương và Bệnh viện Hồng Ngọc) thì chúng tôi mới biết chứ chúng tôi cũng không thể trả lời được vì không trực tiếp cấp cứu khi bệnh tình quá nặng...
Hội chứng não cấp xảy ra rất nhanh, rất đột ngột. Bệnh nhân có hội chứng não cấp đều có có dấu hiệu nghiêm trọng mà người thầy thuốc ít khi nhầm đó là hôn mê và co giật. Trong quá trình khám người thầy thuốc chỉ khám lâm sàng trong lúc bệnh trạng không biểu hiện ra thì quả thực khó".
Về việc khi gia đình đến các bác sĩ có đưa câu hỏi, PGS. TS Dũng cho hay: "Chúng tôi cũng đã kiểm tra bảng câu hỏi này và bảng câu hỏi này thực ra là nghiên cứu tình hình các bệnh nhân đến đây cấp cứu, thu thập các thông tin về gia đình để mong rằng sau này, nhờ vào nghiên cứu này để cải thiện được chính sách, quy trình thăm khám. Đề tài này đã được hội đồng khoa học làm.
Tuy nhiên, được phép làm nhưng quy trình làm chưa đúng. Đáng nhẽ phải hỏi gia đình xem gia đình có muốn trả lời hay không. Chúng tôi đã yêu cầu ca trực rút kinh nghiệm và ngay lập tức ngày hôm đó phải chỉnh đốn lại. Thay mặt khoa tôi cũng chính thức xin lỗi gia đình. Việc này đáng nhẽ tôi phải được biết, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc về việc này."...
Kết luận về quy trình thăm khám cho con anh Hải, PGS.TS khẳng định: "Xem xét quy trình thăm khám và đánh giá tư vấn cho bệnh nhân chiếu theo bản tường trình và đơn lưu lại, chúng tôi cũng khẳng định tua trực hôm đó làm theo đúng quy trình thăm khám, tư vấn cho bệnh nhân: có thăm khám, có tư vấn và có dặn dò cho bệnh nhân về nếu như có diễn biến nặng hoặc có diễn biến bất thường thì quay trở lại bệnh viện để cấp cứu điều trị. Các em dặn thì có dặn và làm đúng quy trình"...
Trả lời câu hỏi tại sao gia đình nói cho cháu xét nghiệm mà bác sĩ không làm khám xét chuyên sâu hơn, PGS.TS trả lời rằng: "Chúng tôi cũng có hỏi các em tại sao không xét nghiệm trường hợp này.
Tuy nhiên, sau khi tua trực nói rằng: Không phải cháu nào vào viện cũng làm xét nghiệm hết, nếu thấy nó nặng thì mới làm xét nghiệm thật. Khám như thế này thì thấy không nặng. Vấn đề là ở chỗ đó. Chứ không phải là tiếc xét nghiệm hay khó khăn gì trong làm việc vì tối lúc nào chúng tôi cũng có người trực cơ mà. Muốn làm xét nghiệm gì có luôn, muốn chiếu chụp gì có luôn. Nhưng vấn đề ở chỗ các em khám xong, các em xác định tại thời điểm đó là chuẩn đoán bệnh rồi...
Tôi đã nói với các em gia đình người ta hỏi xem mình làm hết chức năng chưa? Cái này cho dù chúng ta sai sót hay không sai sót về mặt nguyên tắc, về mặt luật pháp các anh đã khám cẩn thận, tôi đồng ý là không sai. Và tôi là người được giao nhiệm vụ xem xét lại tôi cũng không dám kết luận các em sai. Tuy nhiên, tôi vẫn nói đi nói lại các em phải suy nghĩ một đứa trẻ không phải bình thường nên mỗi người phải tự vấn lương tâm xem đã làm đúng chức năng chưa?!... Qua sự việc này chúng tôi càng rút kinh nghiệm hơn"...
Đánh giá về buổi làm việc với bệnh viện, anh Hải cho rằng: "Phía bệnh viện vẫn trả lời một cách chung chung và cố tình bao biện cho hành động của mình. Bệnh viện vẫn không thừa nhận rõ ràng trách nhiệm của mình trong quá trình thăm khám. Gia đình tôi cần một lời xin lỗi, không phải cho bản thân tôi, mà là cho con tôi". Anh Hải cũng cho biết, hiện gia đình đang xem xét, cân nhắc khiếu kiện lên tuyến trên để làm rõ trách nhiệm của các bác sĩ trong kíp trực hôm đó.
[links()]
Chẩn đoán viêm họng, bé 2 tuổi chết vì viêm não?
Sự việc xảy ra đã hơn 2 tuần trôi qua nhưng cho đến tận bây giờ gia đình anh Hải vẫn chưa hết đau xót trước sự ra đi của đứa con gái đầu lòng được 27 tháng tuổi, nặng 14kg.
Phản ánh với Phunutoday anh cho biết, con gái anh từ ngày 5/10 đã có biểu hiện ho, ngây ngây sốt nên gia đình cho cháu ở nhà và cho cháu uống thuốc ho.
Anh Đặng Văn Hải đau xót về sự ra đi của cô con gái đầu lòng. |
Ngày 9/10, gia đình anh cho con đến Bệnh viện Hồng Ngọc khám. Bác sĩ sau khi khám chỉ nói rằng cháu bị viêm họng, sốt viêm VA bình thường, nhiệt độ cháu lúc đó khoảng 38 độ C. Vì không có vấn đề gì nên bác sĩ đã cho cháu về và kèm theo đơn thuốc.
Đến ngày 10/10, cháu không còn ho nữa mà ăn được và chơi bình thường, vợ chồng anh tưởng con đã đỡ. Nhưng đến 10h tối, thấy con mồ hôi túa ra như tắm dù không hề sốt, nhiệt độ cháu lúc đó là 38.6 độ C. Lo lắng cho con, anh Hải đã gọi điện đến Bệnh viện Hồng Ngọc hỏi thì được một bác sĩ nam trả lời không phải lo lắng, cứ cho cháu uống thuốc hạ sốt, lau mồ hôi cho cháu. Nếu cháu có vấn đề gì thì cho cháu đi khám cấp cứu. Anh làm theo và cháu cũng thiếp đi được một lúc.
Gần 2h sáng, bé đang ngủ thì bị trớ, người đầm đìa mồ hôi trong khi không hề sốt cao. Vợ chồng anh liền cho con vào khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.
Anh Hải kể: "Lúc ấy ở khoa Nhi cũng chẳng có nhiều bệnh nhân, y tá đang ngồi đó chơi, y tá có đưa cặp nhiệt độ bảo gia đình tự cặp cho cháu. Nghĩ rằng cặp nhiệt độ xong rồi các bác sĩ sẽ khám cho con nhưng ngồi chờ mãi mà vẫn không ai khám. Trong khi đó họ đưa cho tôi phiếu ghi bảo mình khai thống kê công việc, tuổi, sở thích, thu nhập mà mình chẳng hiểu là cái gì. Tức là không phải lấy thông tin để khám bệnh cho cháu mà lấy thông tin của mình mục đích làm gì thì mình không biết.
Sốt ruột tôi gọi mấy cô y tá ở đấy, tôi lại ra trình bày tình trạng cháu và đưa cặp nhiệt độ cho các bác sĩ, lúc đó là 38 độ. Lúc đó họ mới đi gọi người. Một lúc sau có 1 y tá gọi con tôi vào khám. Vào khám, họ chỉ nghe nghe tim nghe phổi, kiểm tra họng. Rồi bác sĩ bảo cháu bị sốt, ho và viêm VA thế thôi. Nhưng bác sĩ không giải thích hiện tượng cháu ra mồ hôi nhiều như thế.".
Anh cho biết, sau khi khám xong, cô y tá cho cháu uống thuốc hạ sốt và uống oresol để bù nước. Rồi chẳng thấy bác sĩ bảo nhập viện hay đi về, hai vợ chồng cứ ngồi ôm con đợi ở hành lang.
Lúc sau thấy một bác sĩ nam, anh Hải liền gọi rồi kể bệnh tình. Bác sĩ hỏi bác sĩ trước nói sao và giải thích với anh rằng cháu bị ra mồ hôi như thế là bị rã sốt.
Anh bảo: "Khi tôi bảo anh ấy kiểm tra cho cháu xem sao mồ hôi cháu đầm đìa như vậy thì anh ấy cũng chẳng sờ, chẳng khám chỉ bảo do cơ địa của mỗi người khác nhau. Có thể do cơ địa của cháu mồ hôi nó ra nhiều hơn các bé khác. Sau đó tôi có hỏi có thể cho cháu đi xét nghiệm được không để cháu yên tâm. Bác sĩ bảo cái này không phải xét nghiệm, hiện tượng rã sốt của cháu bình thường thôi. Anh chị cho cháu uống sữa nóng hay oresol để tránh mất nước là được. Không cần phải xét nghiệm gì cả. Nếu anh chị không yên tâm thì đến giờ hành chính gia đình cho cháu đến xét nghiệm máu cho yên tâm".
Mừng khi thấy bác sĩ bảo con không sao nhưng anh vẫn không yên tâm nên hỏi lại bác sĩ nên cho cháu ở lại hay về thì bác sĩ bảo: “Tùy anh chị, anh chị có thể cho cháu về cũng được hoặc ở đây đến sáng mai cũng được”.
Thấy vậy, gần 5h anh cho cháu về nhà. Về đến nhà, vợ anh đút cho con ăn được chút cháo, ăn vào vẫn trớ hết cả ra, mồ hôi vẫn túa ra, cháu nằm thiêm thiếp ngủ. Khoảng 7h30 sáng hai vợ chồng anh lại ôm con lên Bệnh viện Hồng Ngọc khám. Lúc lên trên xe thì cháu có đi ngoài.
"Vừa nhìn thấy con bác sĩ bảo: quá muộn mất rồi, sao lại để nặng như thế này, không thể kịp được nữa. Đồng tử cháu bị giãn, thân nhiệt hạ, nhịp tim của cháu rất yếu, 99% là không qua khỏi. Lúc đó 2 vợ chồng tôi quỵ luôn". - Anh Hải nghẹn ngào nói.
Giữ hy vọng mong manh, vợ chồng anh tiếp tục cho cháu đến Bệnh viện Nhi Trung Ương cấp cứu. Nhưng đến 12h trưa cháu bé qua đời. Các bác sĩ tại đây kết luận cháu bị viêm não.
Cho rằng các bác sĩ Khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai không cẩn trọng khi khám bệnh cho con dẫn đến việc không phát hiện bệnh cho bé, ngày 14/10, gia đình anh Hải đã làm đơn khiếu kiện nơi đây.
Đơn thuốc kê cho con gái anh Hải được cho là của Khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai. |
"Thực sự bệnh tình con mình xấu như thế nhưng các bác sĩ ở viện Nhi, bệnh viện Hồng Ngọc mọi người cấp cứu cho cháu nếu cháu không qua khỏi thì đó là điều không may. Nhưng khi con mình còn tỉnh táo, cách đó 6 - 7 tiếng, nếu như ở bệnh viện Bạch Mai mà họ cũng nhiệt tình như vậy, họ khám và can thiệp kịp thời như thế thì có lẽ mọi cái nó đã thay đổi”. Anh bức xúc nói.
Bệnh viện Bạch Mai khẳng định khám bệnh đúng quy trình!
Chiều ngày 28/10, đại diện Bệnh viện Bạch Mai cũng đã có buổi làm việc với gia đình, giải quyết đơn khiếu nại của anh Đặng Văn Hải.
Tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngày 18/10, Khoa nhận được từ Ban Giám đốc đơn của gia đình anh Hải.
Ngày 19/10, Khoa Nhi đã họp và yêu cầu mỗi thành viên trong kíp trực viết bản tường trình diễn biến ca trực, giờ đó, đang làm gì. Được biết, kíp trực hôm 11/10 gồm 6 người trực chính, còn lại là các em sinh viên thực tập. Trong đó 3 người khám trực tiếp cho con anh Hải là BS Đỗ Tuấn Anh, Bùi Thanh Hà và BS Thịnh.
Cũng theo PGS.TS Dũng, Khoa cũng đã đến Bệnh viện Hồng Ngọc và Bệnh viện Nhi Trung ương xem lại các thông tin chẩn đoán và xử trí tại hai cơ sở đó.
"Sau khi xem xét quy trình thăm khám ở đây và trên bệnh viện Nhi có lưu lại, tóm lại cháu bé chủ yếu vã mồ hôi, không sốt, chỉ khoảng 36.2 độ. Cho đến giờ phút này chúng tôi chưa khẳng định có bác sĩ nào cho uống efferalgan 150mg hay không, mà trong tủ trực thì không có.
Theo dõi đến 4h, anh Tuấn Anh có tư vấn cho gia đình và chẩn đoán cuối cùng là cháu bị viêm đường hô hấp trên, bác sĩ cho gia đình về và dặn: có gì bất thường thì đi khám lại ngay. Nếu cứ chiếu theo cái này chúng tôi không có ở đó, tất cả toàn quyền giao cho bác sỹ trực hết. Trong kíp trực, bác sĩ trực và kíp trực có toàn quyền và trách nhiệm về ca trực. Nếu đúng theo quy trình khám xét này thì đến tại thời điểm cháu về không có biểu hiện gì lạ". PGS.TS Dũng nói.
Khi được hỏi về nguyên nhân tử vong của cháu bé, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng giải thích: "Giá như tất cả các bệnh nhân đều có bệnh án tử vong của chúng tôi, lúc đó chúng tôi phân tích rất kỹ. Cháu chết nguyên nhân gì, làm việc tích cực hay không tích cực, rút được kinh nghiệm gì. Nhưng bởi vì cháu không chết ở đây, chúng tôi không có một cơ sở gì.
Chỉ có cái sau khi chúng tôi xem các hồ sơ ở trên kia (Bệnh viện Nhi Trung Ương và Bệnh viện Hồng Ngọc) thì chúng tôi mới biết chứ chúng tôi cũng không thể trả lời được vì không trực tiếp cấp cứu khi bệnh tình quá nặng...
Hội chứng não cấp xảy ra rất nhanh, rất đột ngột. Bệnh nhân có hội chứng não cấp đều có có dấu hiệu nghiêm trọng mà người thầy thuốc ít khi nhầm đó là hôn mê và co giật. Trong quá trình khám người thầy thuốc chỉ khám lâm sàng trong lúc bệnh trạng không biểu hiện ra thì quả thực khó".
Về việc khi gia đình đến các bác sĩ có đưa câu hỏi, PGS. TS Dũng cho hay: "Chúng tôi cũng đã kiểm tra bảng câu hỏi này và bảng câu hỏi này thực ra là nghiên cứu tình hình các bệnh nhân đến đây cấp cứu, thu thập các thông tin về gia đình để mong rằng sau này, nhờ vào nghiên cứu này để cải thiện được chính sách, quy trình thăm khám. Đề tài này đã được hội đồng khoa học làm.
Tuy nhiên, được phép làm nhưng quy trình làm chưa đúng. Đáng nhẽ phải hỏi gia đình xem gia đình có muốn trả lời hay không. Chúng tôi đã yêu cầu ca trực rút kinh nghiệm và ngay lập tức ngày hôm đó phải chỉnh đốn lại. Thay mặt khoa tôi cũng chính thức xin lỗi gia đình. Việc này đáng nhẽ tôi phải được biết, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc về việc này."...
Kết luận về quy trình thăm khám cho con anh Hải, PGS.TS khẳng định: "Xem xét quy trình thăm khám và đánh giá tư vấn cho bệnh nhân chiếu theo bản tường trình và đơn lưu lại, chúng tôi cũng khẳng định tua trực hôm đó làm theo đúng quy trình thăm khám, tư vấn cho bệnh nhân: có thăm khám, có tư vấn và có dặn dò cho bệnh nhân về nếu như có diễn biến nặng hoặc có diễn biến bất thường thì quay trở lại bệnh viện để cấp cứu điều trị. Các em dặn thì có dặn và làm đúng quy trình"...
Trả lời câu hỏi tại sao gia đình nói cho cháu xét nghiệm mà bác sĩ không làm khám xét chuyên sâu hơn, PGS.TS trả lời rằng: "Chúng tôi cũng có hỏi các em tại sao không xét nghiệm trường hợp này.
Tuy nhiên, sau khi tua trực nói rằng: Không phải cháu nào vào viện cũng làm xét nghiệm hết, nếu thấy nó nặng thì mới làm xét nghiệm thật. Khám như thế này thì thấy không nặng. Vấn đề là ở chỗ đó. Chứ không phải là tiếc xét nghiệm hay khó khăn gì trong làm việc vì tối lúc nào chúng tôi cũng có người trực cơ mà. Muốn làm xét nghiệm gì có luôn, muốn chiếu chụp gì có luôn. Nhưng vấn đề ở chỗ các em khám xong, các em xác định tại thời điểm đó là chuẩn đoán bệnh rồi...
Tôi đã nói với các em gia đình người ta hỏi xem mình làm hết chức năng chưa? Cái này cho dù chúng ta sai sót hay không sai sót về mặt nguyên tắc, về mặt luật pháp các anh đã khám cẩn thận, tôi đồng ý là không sai. Và tôi là người được giao nhiệm vụ xem xét lại tôi cũng không dám kết luận các em sai. Tuy nhiên, tôi vẫn nói đi nói lại các em phải suy nghĩ một đứa trẻ không phải bình thường nên mỗi người phải tự vấn lương tâm xem đã làm đúng chức năng chưa?!... Qua sự việc này chúng tôi càng rút kinh nghiệm hơn"...
Đánh giá về buổi làm việc với bệnh viện, anh Hải cho rằng: "Phía bệnh viện vẫn trả lời một cách chung chung và cố tình bao biện cho hành động của mình. Bệnh viện vẫn không thừa nhận rõ ràng trách nhiệm của mình trong quá trình thăm khám. Gia đình tôi cần một lời xin lỗi, không phải cho bản thân tôi, mà là cho con tôi". Anh Hải cũng cho biết, hiện gia đình đang xem xét, cân nhắc khiếu kiện lên tuyến trên để làm rõ trách nhiệm của các bác sĩ trong kíp trực hôm đó.
giám đốc thực sự đối với mình hơi sốc. xưa nay tôi không bao giờ muốn gặp phải hoàn cảnh như thế này. Về phương diện chuyên môn thì bác sĩ cũng đã nói rồi, về bản thân thì tôi rất sốc từ khi nhận đơn cho đến bây giờ. Có lẽ tâm trạng tôi như thế nào gia đình cũng hiểu, có một cái gì đấy trong tự vấn lương tâm bản thân mình, cảm thấy mình lúc đó vẫn chưa làm tròn trách nhiệm theo đúng như gia đình nói như vậy. Giá như mình cẩn thận hơn, chăm sóc cẩn thận theo dõi có thể chỉ định sớm tất cả mọi cái. Nếu như tất cả là chữ nếu thì chúng ta đã không ngồi lại đây. Bởi vì có những cái chỉ bằng thăm khám lâm sàng thông thường ban đầu, cảm nhận chủ quan như bố cháu nói để dẫn đến những chỉ định để ngày hôm nay chúng ta phải ngồi đây. Bản thân cá nhân tôi là như vậy..." |
- (Thực hiện)