Bạn tôi khốn khổ với người quê lên ở nhờ thi ĐH

06:40, Thứ năm 05/07/2012

( PHUNUTODAY ) - Ông bố vợ ở quê gọi điện lên dặn dò "cố lo cho chú và dì cái chỗ ở tử tế không về quê họ lại đồn này, nói nọ thì không hay”.

Quan niệm “ế vợ cũng không lấy gái tỉnh lẻ” của tôi không ngờ lại được nhiều người hưởng ứng như thế. Các bạn cho rằng “người tỉnh lẻ rất sĩ diện, rất văn hóa” nhưng đó chỉ là bao biện của một số người cố tỏ ra mình tự trọng. Còn thực tế thì tính cách người nhà quê vẫn là người nhà quê, người ở phố vẫn là người ở phố.
[links()]
Mấy hôm nay đến ngày thi đại học, tôi gọi điện rủ anh bạn tôi nhà ở Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội đi chơi. Ông bạn kêu trời bận với gần chục người nhà ở quê vợ lên tá túc chờ ngày thi.

Tôi tò mò ghé qua nhà ông bạn xem thực hư người dưới quê lên có bất tiện không hay đó chỉ là lời than vãn ra vẻ của khổ chủ. Tôi đã tận mắt thấy được sự bất tiện vô cùng và cùng với đó là bao nhiêu tính cách bộc lộ hết ra.

Anh  Hoàng Mạnh Hùng. Nhân vật đề nghị làm nhòe mặt
Anh Hoàng Mạnh Hùng. Nhân vật đề nghị làm nhòe mặt

Ông bạn thân quần ngắn, áo may ô đang mải mê lau dọn phòng tầng trên cùng lấy chỗ ngủ cho các sĩ tử con em họ hàng nhà vợ xa tắp dưới quê lên. Tôi hỏi “Năm nào nhà anh cũng phải tất bật như thế này? Sao không thuê nhà trọ cho họ đỡ mất công, mất sức?”.

Anh chỉ biết cười trừ: “Họ lên mấy ngày, cũng định đi thuê nhà cho họ nhưng vợ không đồng ý. Ông bố vợ ở quê gọi điện lên dặn dò cố lo cho chú và dì cái chỗ ở tử tế không về họ lại đồn này, nói nọ thì không hay”.

Trong căn nhà 4 tầng rộng 30 mét vuông của anh mùa thi khối A năm nay đón 4 sĩ tử hai trai và hai gái. Mỗi đứa thi ở một điểm thi khác nhau. Điểm thi gần nhất cũng ở Cầu Giấy, xa nhất ở Sài Đồng, Long Biên.

Thế thì đưa đón kiểu gì? Anh lắc đầu “Chưa biết được thế nào, chắc như mọi năm vợ chồng cố gắng dậy sớm cơm nước và chở được ai đi thì đi. Còn lại thì thuê xe ôm cho họ”.

"Chỉ trong vài ngày thi, chi phí ăn uống cho cả nhà cũng đội lên bằng cả tháng trời. Năm nào ít thì hai người, nhiều thì chục người. Không hiểu vì sao họ cứ thích lên nhà mình, chắc có duyên hoặc mình dễ dãi quá. Rất nhiều chỗ trọ miễn phí, khu kí túc giá rẻ nhưng họ không chịu ở. Chỉ muốn nhờ con cháu cho yên tâm đường đất, ăn uống ngon lành".

Bà mẹ của anh tuy không sống chung nhà với con trai nhưng thấy cảnh khách từ quê dồn dập lên ăn nhờ, ở đậu cũng khiến bà thấy thương con. Nhưng chỉ vì tôn trọng con dâu nên bà im lặng.

Trong bữa cơm chiều cuối tuần, tôi ở lại ăn cùng gia đình để thấy xem sự đông đúc của khách thì cảm xúc như thế nào? Cả bữa, tôi chỉ ngồi nhìn nói chuyện vu vơ mà không dám ăn nhiều.

4 sĩ tử gánh theo 4 phụ huynh, mỗi người một kiểu ăn mặc, đủ các loại áo phông, quần đùi Thái sặc sỡ vừa bóng vừa sờn.

Cái cách họ ăn nhanh như sợ sắp hết đồ như mấy ông thợ xây tôi vẫn gặp. Sau khi ăn xong thì chẳng rửa tay đã vội lên bàn ghế ngồi uống nước xỉa răng. Vừa xỉa họ vừa đưa tăm lên ngắm rồi lại cho vào miệng ngậm tiếp.

Trong lúc ấy, các vị phụ huynh chân co chân duỗi lom khom trên bộ ghế xa lông như đang ngồi ở quán cháo lòng tiết canh buổi sáng.

Rồi một vị bỗng oang oang nói gần xa muốn đi thăm thú chỗ nọ chỗ kia sau khi các cháu thi xong. Đơn giản vì vị này nghe người làng khoe những chỗ đó to đẹp lắm, lại mới xây nghe đâu tiền tỷ dịp 1000 năm Thăng Long. Chị vợ cũng chỉ biết dạ vâng nhận lời.

Anh bạn tôi cho biết hầu như những vị khách này lên không bao giờ đưa tiền ăn hay chi phí đi lại. Có người hình như coi lên Hà Nội thi đại học được kèm theo chuyến du lịch miễn phí. Năm nay anh được mùa ở nhờ, đợt thi khối C lại còn 2 mẹ con bà dì bà thím đằng vợ cũng bảo ghé qua vài ngày.

Một thoáng tiếp xúc mà tôi thấy lạnh lưng ngán ngẩm nếu mình phải đặt vào địa vị anh bạn kém may mắn kia.

  • Hoàng Mạnh Hùng (Hà Nội)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc