Mẹ bầu hãy chú ý đến quá trình phát triển của thai nhi bằng việc theo dõi thường xuyên quá trình phát triển cũng như cân nặng của thai nhi dựa theo tiêu chuẩn này nhé!
Các mẹ nên chú ý chiều dài, cân nặng của thai nhi tại 3 cột mốc: tuần 12, tuần 20 và tuần thứ 32 của thai kỳ.
Tuổi thai (tuần) | Chiều dài | Cân nặng |
Tuần thứ 8 | 1,6 cm | 1 gam |
Tuần thứ 9 | 2,3 cm | 2 gam |
Tuần thứ 10 | 3,1 cm | 4 gam |
Tuần thứ 11 | 4,1 cm | 7 gam |
Tuần thứ 12 | 5,4 cm | 14 gam |
Tuần thứ 13 | 7,4 cm | 23 gam |
Tuần thứ 14 | 8,7 cm | 43 gam |
Tuần thứ 15 | 10,1 cm | 70 gam |
Tuần thứ 16 | 11,6 cm | 100 gam |
Tuần thứ 17 | 13,0 cm | 140 gam |
Tuần thứ 18 | 14,2 cm | 190 gam |
Tuần thứ 19 | 15,3 cm | 240 gam |
Tuần thứ 20 | 16,4 cm | 300 gam |
Tuần thứ 21 | 25,6 cm | 360 gam |
Tuần thứ 22 | 27,8 cm | 430 gam |
Tuần thứ 23 | 28,9 cm | 501 gam |
Tuần thứ 24 | 30,0 cm | 600 gam |
Tuần thứ 25 | 34,6 cm | 660 gam |
Tuần thứ 26 | 35,6 cm | 760 gam |
Tuần thứ 27 | 36,6 cm | 875 gam |
Tuần thứ 28 | 37,6 cm | 1005 gam |
Tuần thứ 29 | 38,6 cm | 1153 gam |
Tuần thứ 30 | 39,9 cm | 1319 gam |
Tuần thứ 31 | 41,1 cm | 1502 gam |
Tuần thứ 32 | 42,4 cm | 1702 gam |
Tuần thứ 33 | 43,7 cm | 1918 gam |
Tuần thứ 34 | 45,0 cm | 2146 gam |
Tuần thứ 35 | 46,2 cm | 2383 gam |
Tuần thứ 36 | 47,4 cm | 2622 gam |
Tuần thứ 37 | 48,6 cm | 2859 gam |
Tuần thứ 38 | 49,8 cm | 3083 gam |
Tuần thứ 39 | 50,7 cm | 3288 gam |
Tuần thứ 40 | 51,2 cm | 3462 gam |
Ghi chú: Bảng trên được tính theo mức trung bình, nghĩa là bé có thể lớn/nhỏ hơn so với số liệu trong bảng. Ngoài ra, về chỉ số chiều dài: Từ tuần 8 - 20 là chiều dài được đo từ đầu đến mông bé (do chân bé lúc này vẫn đang cuộn tròn cùng cơ thể nên rất khó để đo) và từ tuần 21 - 40 là chiều dài đo từ đầu đến chân.
Ngoài bảng cân nặng thai nhi trên, mẹ cũng nên tham khảo mức tăng cân chuẩn cho bà bầu bởi người mẹ khỏe mạnh, tăng cân vừa đủ thì em bé mới phát triển tốt nhất được.
Thông thường, mức tăng cân bình thường của bà bầu được tính dựa vào chỉ số BMI - chỉ số khối cơ thể theo công thức:
BMI = trọng lượng/(chiều cao)2
Theo những chỉ số này, mẹ bầu nên ăn uống điều độ, đủ chất, tránh tăng cân quá nhiều/quá ít đều có thể gây ảnh hưởng không tốt tới bản thân và em bé trong bụng, điển hình là bệnh tiểu đường, sinh non, khó sinh do thai to, thai chậm phát triển,..
Chiều dài, cân nặng của thai nhi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: di truyền, tuổi của mẹ, số lượng thai, tình trạng sức khỏe và cân nặng của mẹ... Khi đi khám thai, bác sĩ siêu âm sẽ chỉ ra nguy cơ nếu các chỉ số thai nhi có vấn đề ảnh hưởng tới sự phát triển.
Các mẹ bầu lưu ý: Đây là các chỉ số chiều dài, cân nặng thai nhi để mẹ tham khảo theo WHO năm 2018, các mẹ không cần quá lo lắng nếu thai nhi của mình thiếu hoặc vượt đôi chút so với các chỉ số này.