(PN&ĐS) - “Bão giá à? Đồ chị mua toàn hàng hiệu, nên đâu có biết tăng giá?”, chị Lan (Hai Bà Trưng, Hà Nội), một “tín đồ” hàng hiệu không ngần ngại khoe chiếc túi hiệu Chanel màu đen sang trọng có giá khoảng 3.500 USD (khoảng 70 triệu đồng).
Trong khi cơn “bão giá” đang len lỏi vào từng bữa cơm của mỗi gia đình, thì với nhiều quý bà, việc mua sắm hàng hiệu, lên tới vài chục, thậm chí vài trăm triệu đồng vẫn là bình thường.
Bão giá? Càng được khuyến mại nhiều!
Tại các trung tâm mua sắm lớn ở Hà Nội như Parkson, Vincom, điều dễ nhận thấy là số lượng người mua hàng vẫn không hề giảm.
Những cửa hàng quần áo Gucci, Louis Vuitton hay những shop mỹ phẩm, nước hoa Lancôme hay Chanel, vẫn tấp nập các quý bà đi chọn đồ.
"Chị ưng cái này. Gói vào rồi tính tiền luôn cho chị nhé. Chị đang vội", chị Lan (Giám đốc kinh doanh của một công ty truyền thông), một người nghiền hàng hiệu vừa thử chiếc váy bò hiệu Jean, vừa quay sang bảo cô bán hàng.
Thao tác rất nhanh, chị bán hàng tay gói hàng cho khách, miệng tính toán: "Đô hôm nay 22.000 đồng, cái áo này giá 122 đô, vị chi là 2.720.000 đồng".
Không chút đắn đo, chị Lan liền rút ví ra trả tiền người bán hàng rồi lại tiếp tục sang quầy túi xách tay Chanel. Sau một hồi chọn lựa, chị Lan lại không đắn đo rút ví ra 3.500 USD (khoảng 70 triệu đồng) để mua một chiếc túi màu đen.
“Bão giá à? Đồ chị mua toàn hàng hiệu, đâu có thấy tăng giá gì đâu?”, chị Lan thản nhiên trả lời.
Không chỉ chị Lan, đa số các quý bà nghiền hàng hiệu đều không mấy quan tâm tới bão giá. Thậm chí, họ còn coi bão giá là cơ hội để họ có thể tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ nhờ “khuyến mại”.
“Mấy hôm nay, thấy nhiều hàng khuyến mại quá, cả Levi’s cũng thấy giảm giá, tôi càng phải tranh thủ mua nhiều hàng hơn”, chị Oanh, một khách hàng nói.
“Vài ngàn đồng con cá, mớ rau, ai quan tâm cho mệt người?”
Trong khi rất nhiều bà nội trợ phải thắt lưng buộc bụng, đau đầu tính toán từng bữa cơm gia đình, thì với những quý bà này, dường như nỗi lo cơm áo là không đáng quan tâm.
“Vài ba nghìn đồng tăng thêm của con cá, mớ rau, tôi chả quan tâm. Thấy đứa giúp việc kêu tiền chợ tăng, tôi đưa cho nó thêm 1 triệu. Hỏi đủ chưa? Nó bảo thừa rồi gì ạ”, chị Lan cho biết.
Quả đúng như chị nói, với vị trí là Giám đốc kinh doanh của một công ty truyền thông, lương tháng vài chục triệu đồng. Chồng chị lại là Giám đốc một công ty bất động sản, thu nhập hàng tháng vài trăm triệu đồng thì bão giá dường như không mấy ảnh hưởng tới sinh hoạt gia đình chị.
Theo chị Nga, một nhân viên bán hàng tại quầy quần áo Gucci, khách đã xài hàng hiệu thì thu nhập ít nhất cũng vài chục triệu 1 tháng. Đa số khách là vợ các đại gia và quan chức, tiền tiêu không tiếc tay. Vì vậy, bão giá dường như không ảnh hưởng tới thú shopping của họ.
Trong khi cơn “bão giá” đang len lỏi vào từng bữa cơm của mỗi gia đình, thì với nhiều quý bà, việc mua sắm hàng hiệu, lên tới vài chục, thậm chí vài trăm triệu đồng vẫn là bình thường.
Bão giá? Càng được khuyến mại nhiều!
Tại các trung tâm mua sắm lớn ở Hà Nội như Parkson, Vincom, điều dễ nhận thấy là số lượng người mua hàng vẫn không hề giảm.
Những cửa hàng quần áo Gucci, Louis Vuitton hay những shop mỹ phẩm, nước hoa Lancôme hay Chanel, vẫn tấp nập các quý bà đi chọn đồ.
"Chị ưng cái này. Gói vào rồi tính tiền luôn cho chị nhé. Chị đang vội", chị Lan (Giám đốc kinh doanh của một công ty truyền thông), một người nghiền hàng hiệu vừa thử chiếc váy bò hiệu Jean, vừa quay sang bảo cô bán hàng.
Thao tác rất nhanh, chị bán hàng tay gói hàng cho khách, miệng tính toán: "Đô hôm nay 22.000 đồng, cái áo này giá 122 đô, vị chi là 2.720.000 đồng".
Không chút đắn đo, chị Lan liền rút ví ra trả tiền người bán hàng rồi lại tiếp tục sang quầy túi xách tay Chanel. Sau một hồi chọn lựa, chị Lan lại không đắn đo rút ví ra 3.500 USD (khoảng 70 triệu đồng) để mua một chiếc túi màu đen.
“Bão giá à? Đồ chị mua toàn hàng hiệu, đâu có thấy tăng giá gì đâu?”, chị Lan thản nhiên trả lời.
Không chỉ chị Lan, đa số các quý bà nghiền hàng hiệu đều không mấy quan tâm tới bão giá. Thậm chí, họ còn coi bão giá là cơ hội để họ có thể tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ nhờ “khuyến mại”.
“Mấy hôm nay, thấy nhiều hàng khuyến mại quá, cả Levi’s cũng thấy giảm giá, tôi càng phải tranh thủ mua nhiều hàng hơn”, chị Oanh, một khách hàng nói.
“Vài ngàn đồng con cá, mớ rau, ai quan tâm cho mệt người?”
Trong khi rất nhiều bà nội trợ phải thắt lưng buộc bụng, đau đầu tính toán từng bữa cơm gia đình, thì với những quý bà này, dường như nỗi lo cơm áo là không đáng quan tâm.
“Vài ba nghìn đồng tăng thêm của con cá, mớ rau, tôi chả quan tâm. Thấy đứa giúp việc kêu tiền chợ tăng, tôi đưa cho nó thêm 1 triệu. Hỏi đủ chưa? Nó bảo thừa rồi gì ạ”, chị Lan cho biết.
Quả đúng như chị nói, với vị trí là Giám đốc kinh doanh của một công ty truyền thông, lương tháng vài chục triệu đồng. Chồng chị lại là Giám đốc một công ty bất động sản, thu nhập hàng tháng vài trăm triệu đồng thì bão giá dường như không mấy ảnh hưởng tới sinh hoạt gia đình chị.
Theo chị Nga, một nhân viên bán hàng tại quầy quần áo Gucci, khách đã xài hàng hiệu thì thu nhập ít nhất cũng vài chục triệu 1 tháng. Đa số khách là vợ các đại gia và quan chức, tiền tiêu không tiếc tay. Vì vậy, bão giá dường như không ảnh hưởng tới thú shopping của họ.
Hàng xa xỉ vẫn tiêu thụ tăng vọt. |
Cũng theo chị Nga, từ đầu năm đến nay, lượng khách đến mua hàng của cửa hàng vẫn tăng 2 – 5% trong tháng 2.
Đặc biệt, trong 1 tuần qua, cửa hàng đang có chương trình giảm giá 5 – 10% cho tất cả các sản phẩm nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3, lượng người mua tăng rất cao. Ngoài các quý bà, còn có các quý ông đến mua hàng.
Điều khác lạ là trong khi các quý bà cũng như nhiều “sao” cỡ bự trên thế giới đều chi tiêu “dè xẻn” hơn vào thời kỳ bão giá, thì các quý bà ở VN vẫn “vung tiền” vào các món đồ hàng hiệu mà không chút đắn đo.
Chị Lan thản nhiên lý giải, ở nước ngoài, thứ nhất các món hàng hiệu không hề tăng giá (thậm chí còn giảm giá vì khuyến mại), thứ hai vì những chi tiêu tăng lên trong gia đình không đáng kể so với thu nhập của họ.
“Mấy người thu nhập thấp mới đi lo vài trăm ngàn đồng tiền con cá, mớ rau. Chứ nói thật, tụi tôi chỉ quan tâm đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng kiếm được từ các dự án làm ăn. Ai hơi đâu lo mấy trăm nghìn đồng đó cho mệt người”, chị Lan nói.
Ngoài ra, tâm lý thích “chơi trội” và thể hiện đẳng cấp của các quý bà cũng khiến họ sẵn sàng không đắn đo móc hầu bao ra mua hàng hiệu ngay giữa cơn bão giá.
Chị Bích, một nhân viên bán hàng ở Vincom cho biết, thời kỳ khó khăn, mà ai mua nhiều hàng hiệu, càng thể hiện đẳng cấp “đại gia” của họ. Nhiều người có khi chỉ vì muốn khoe sự giàu có, nên liền lúc xách vài ba món đồ hàng hiệu về là chuyện bình thường.
“Hoặc vì họ quá giàu, hoặc vì đồng tiền họ sở hữu quá dễ dàng, vì vậy việc tiêu xài trở nên rất dễ dãi và “vô cảm” với cơn bão giá đang khiến cho rất nhiều người có thu nhập thấp phải đau đầu suy nghĩ”, chị Bích nói.
- Bảo Ngọc